Tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam: cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn năm 2011-2020, tầm nhìn năm 2030

  • Cao Minh Quang

Tóm tắt

Ngày 25/11/2010, Bộ Y tế ký bản thỏa thuận với Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) về việc hợp tác hỗ trợ Việt Nam sản xuất dược phẩm trong nước. Ngày 17/6/2011, Bộ Y tế, WHO, UNIDO đã tổ chức Hội thảo khởi động để triển khai Bản thỏa thuận trên. Hội thảo có sự tham gia của khoảng 90 đại biểu đại diện cho một số Bộ, ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp dược trong cả nước. Tại Hội thảo, lãnh đạo Bộ Y tế đã có báo cáo Tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam: cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn năm 2011-2020, tầm nhìn năm 2030. Nội dung báo cáo nêu những kết quả đạt được của công nghiệp dược VN với nhiều số liệu thống kê có phân tích, đánh giá, đồng thời xác định những tồn tại, khó khăn và đề ra những giải pháp phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam trong 20 năm tới.

Phần I. Kết quả đạt được của ngành công nghiệp dược Việt

I.1 Các kết quả chung: Thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh và ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân có chất lượng với giá hợp lý và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

I.2. Các số liệu cụ thể:

I.2.1 Đối với công nghiệp bào chế: Trong lĩnh vực sản xuất thuốc:

+ Số lượng các doanh nghiệp dược, các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) tăng mạnh

+ Doanh thu từ sản xuất thuốc trong nước ngày càng tăng, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc phục vụ công tác điều trị bệnh

+ Các doanh nghiệp ngày càng ứng dụng nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại trong sản xuất thuốc

+ Chất lượng thuốc sản xuất trong nước ngày một nâng cao.

(Còn nữa)

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-25
Chuyên mục
BÀI BÁO