Sử dụng thuốc chống đông – chống ngưng kết tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Trung ương Huế

  • Võ Thị Hà
  • Hoàng Khánh
  • Hoàng Thi Kim Huyền

Tóm tắt

Thuốc chống đông (CĐ) và chống ngưng kết tập tiểu cầu (CNTTC) là hai nhóm điều trị đặc hiệu bệnh nhồi máu não (NMN) cấp hiệu quả nhưng có nguy cơ cao, tác dụng có hại nghiêm trọng nên việc sử dụng trên lâm sàng cần thận trọng. Đề tài được tiến hành với hai mục tiêu: Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc chống đông và thuốc chống ngưng kết tập tiểu cầu  trên bệnh nhân nhồi máu não cấp.

Đối tượng: 94 bệnh nhân nhồi máu não cấp điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp - Lão khoa, Khoa Nội tiết - Thần kinh - Hô hấp, Khoa Nội tim mạch và Khoa Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Trung Ương Huế trong khoảng thời gian từ 01/08/2010 đến tháng 31/06/2011.

 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, không can thiệp. Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 15.0 và Excel 2003.

 Kết quả:

-  Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 68,6 ± 1,6. Tỷ lệ nam/nữ là 1,24. Tỷ lệ BN nhập viện trong vòng 3 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau khi khởi phát đột quỵ tương ứng là 7,4%, 42,5%, 62,7% và 64,8%.

- Tỷ lệ BN sử dụng aspirin trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát đột quỵ  là 27,7%  so với toàn mẫu và 44,1% ở các BN nhập viện trong vòng 48 giờ từ khi khởi phát.

- Trong 69 BN có sử dụng thuốc CNTTC và/hoặc thuốc CĐ, aspirin chiếm 73,9% và clopidogrel chiếm 34,8%; enoxaparin 24,6%  và acenocoumarol 7,2%.

-  Trong số 18 BN dùng thuốc CĐ, thời điểm bắt đầu dùng thuốc CĐ sau 48 giờ và 96 giờ từ khi khởi phát chiếm lần lượt 33,3% và 50,0%.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-02-19
Chuyên mục
BÀI BÁO