Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu rau má, (Centella asiatica (L.) Urban)

  • Nguyễn Ngọc Hạnh
  • Lê Ngọc Thạch

Tóm tắt

Họ Apiaceae có 10 loài rau má khác nhau, trong đó Centella asiatica được trồng rộng rãi tại nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam. Tinh dầu rau má có nhiều hoạt tính sinh học đáng lưu ý : kháng khuẩn, kháng nấm, hoạt tính dược học  của một số thuốc dân gian...Đến nay, rất ít nghiên cứu có giá trị về tinh dầu rau má ở VN, do đó, các tác giả nghiên cứu tinh dầu rau má để đóng góp vào Danh mục các cây tinh dầu có hoạt tính sinh học ở Việt Nam.

Phương pháp: Phần trên mặt đất của rau má được thu hái tại xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được tiến hành theo 3 phương pháp: chưng cất hơi nước, chiếu xạ vi sóng có thêm nước và không thêm nước để thu được tinh dầu. Thành phần hóa học của tinh dầu được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS), xác định chỉ số vật lý, hoá học, xác định hoạt tính kháng khuẩn...

Kết quả: Hàm lượng tinh dầu rau má trồng tại Tiền Giang thấp (0,015-0,037%), thành phần gồm 27 chất,thành phần chính là β-farnesen (56,09%), β-cariophilen (4,56%), β-elemen (4,28%), oxid cariophilen (3,64%). Tinh dầu rau má nguyên chất và 10-1, có tác dụng kháng khuẩn với tất cả các chủng vi sinh vật thử nghiệm: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Proteus vulgaris, Candida albicans. Tại nồng độ 10-2,  vòng vô khuẩn xuất hiện trên các chủng Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis. Tuy nhiên rau má đang được trồng rộng rãi, nên có thể tận dụng lợi thế này và áp dụng các hệ thống chiết tách tinh dầu trong công nghiệp.

Các chỉ số hóa lý, hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu rau má thực nghiệm góp phần làm giàu bộ sưu tập các cây tinh dầu có hoạt tính sinh học ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-02-19
Chuyên mục
BÀI BÁO