Triển khai mô hình gây co thắt cơ trơn phế quản tại chỗ trên chuột lang và áp dụng nghiên cứu tác dụng của dược liệu xấu hổ (Mimosa pudica L., Mimosaceae)

  • Nguyễn Quỳnh Chi
  • Nguyễn Thu Hằng
  • Đinh Đại Độ
  • Đào Thị Vui
  • Trần Thế Bách
  • Nguyễn Hoàng Anh

Tóm tắt

So với các bệnh lý mạn tính khác, tỷ lệ tử vong do hen tương đối thấp, tuy nhiên phí tổn do hen gây ra lại đứng ở mức cao nhất. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hen sử dụng các thuốc bổ trợ và thay thế ngày càng có xu hướng gia tăng, trong đó sử dụng dược liệu là một trong những hình thức phổ biến nhất.

Phương pháp nghiên cứu:  Tác giả tiến hành triển khai mô hình gây co thắt cơ trơn phế quản tại chỗ trên chuột lang theo phương pháp của Konzett - Rossler để đánh giá tác dụng của dược liệu theo hướng điều trị hen phế quản và áp dụng mô hình này để nghiên cứu để đánh giá tác dụng chống co thắt cơ trơn khí quản của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết cây xấu hổ. Kết quả được biểu diễn theo tỷ lệ phần trăm co thắt so với co thắt cực đại tại các thời điểm 5, 10, 15 và 20 phút sau khi tiêm histamin. Xác định mức độ đối kháng co thắt của các thuốc so với lô chứng bệnh.

Kết quả: Đã triển khai thành công mô hình gây co thắt cơ trơn phế quản tại chỗ trên chuột lang để đánh giá tác dụng của thuốc (hoặc dược liệu) theo hướng điều trị hen phế quản. Liều 5 mg/kg histamin làm tăng có ý nghĩa đáp ứng co thắt và duy trì đáp ứng này trong suốt thời gian theo dõi. Dịch chiết nước và dịch chiết cồn của xấu hổ với liều 5,6 g/kg có tác dụng ức chế đáp ứng co thắt phế quản trên mô hình. Tác dụng ức chế của dịch chiết nước và dịch chiết cồn của xấu hổ tương đương với tác dụng của diphenhydramin (liều 2 mg/kg) và aminophyllin (liều 6 mg/kg).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-02-19
Chuyên mục
BÀI BÁO