Khảo sát phản ứng có hại (ADR) liên quan đến thuốc cản quang chứa iod ghi nhận trong cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện từ cán bộ y tế giai đoạn 2006-2012

  • Nguyễn Phương Thúy
  • Trần Thị Thu Hằng
  • Nguyễn Hoàng Anh
  • Nguyễn Quốc Bình
  • Nguyễn Văn Đoàn

Tóm tắt

Tỷ lệ báo cáo về thuốc cản quang chiếm 1,4% tổng số báo cáo trong cơ sở dữ liệu ADR tại Việt Nam trong đó acid ioxitalamic được báo cáo nhiều nhất (49,5 %). Các hệ cơ quan hay gặp ADR nhất là rối loạn toàn thân (78,4%), da và mô dưới da (42,1%), tiêu hóa (22,1%) và tim mạch (13,2%). Các phản ứng thường gặp nhất bao gồm rét run (20%), ngứa (20%), buồn nôn, nôn (17,9%). 30,5% báo cáo liên quan đến phản ứng phản vệ và sốc phản vệ và 3,7% báo cáo liên quan đến tử vong do thuốc cản quang.

Tín hiệu nguy cơ và mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc cản quang và phản ứng sốc phản vệ trên bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân cao tuổi, tiền sử bệnh tim mạch và dị ứng đã được ghi nhận qua chỉ số PRR từ cơ sở dữ liệu của Việt Nam và chỉ số IC025 từ cơ sở dữ liệu của Tổ chức y tế thế giới. Do vậy, việc xây dựng và triển khai quy trình quản lý và sử dụng thuốc cản quang tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng như cập nhật hướng dẫn xử trí sốc phản vệ do thuốc nói chung và sốc phản vệ do thuốc cản quang nói riêng đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu các tai biến liên quan đến thuốc cản quang trong thực hành.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-03-13
Chuyên mục
BÀI BÁO