Nghiên cứu di thực cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) tại Việt Nam

  • Ngô Quốc Luật
  • Trần Danh Việt
  • Đào Văn Núi
  • Trần Thị Lan
  • Lê Tiến Vinh

Tóm tắt

Với kết quả nghiên cứu di thực cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) tại 5 địa điểm Hà Nội, Phú Thọ, Thanh Hóa, Sa Pa và Tam Đảo, có những nhận xét sau:

- Cây đan sâm di thực tại 5 vùng sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian sinh trưởng các điểm đồng bằng là 240 ngày, các điểm miền núi là 330 ngày, cây ra hoa nhiều, có quả nhưng tỷ lệ đậu hạt chưa cao.

- Năng suất dược liệu ở các điểm trồng tại đồng bằng đạt cao hơn các điểm trồng ở miền núi nhưng về hàm lượng hoạt chất lại thấp hơn:

+ Sa Pa đạt 1,94 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,87 %.

+ Tam Đảo đạt 1,82 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,62 %.

+ Phú Thọ đạt 2,65 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,32 %.

+ Hà Nội đạt 2,24 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,21 %.

+ Thanh Hóa đạt 1,80 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,13 %.

- Qua các kết quả nghiên cứu về năng suất và hàm lượng hoạt chất trên 5 vùng thí nghiệm, có thể rút ra kết luận: Cây đan sâm có thể trồng ở các vùng miền núi cao như: Sa Pa, Tam Đảo hoặc ở các vùng miền núi khác trên đất màu mỡ, đất nhẹ tơi, xốp.

         Ở vùng trung du (Phú Thọ), đồng bằng (Ngoại thành Hà Nội) tuy cây đan sâm có hàm lượng hoạt chất không bằng Sa Pa, Tam Đảo nhưng cây sinh trưởng và phát triển tốt trên đất màu mỡ, thoát nước tốt và nếu trồng đúng thời vụ thì cây đan sâm cho năng suất cao.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-08-15
Chuyên mục
BÀI BÁO