Nghiên cứu phương pháp liposom hóa doxorubicin bằng kỹ thuật chênh lệch nồng độ amoni sulfat

  • Nguyễn Thị Lập
  • Bùi Bá Minh

Tóm tắt

Doxorubicin (DOX) là một thuốc chữa ung thư có dạng bào chế thông dụng là thuốc tiêm tĩnh mạch ở dạng muối gắn với HCl (C27H29NO11.HCl) gây nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt trên cơ tim, trên đường tiêu hóa và tủy xương. Sử dụng liposom làm chất mang, thuốc sẽ tăng tính chọn lọc đi vào các tế bào ung thư, giảm lượng thuốc vào tế bào lành và kéo dài thời gian lưu thông của thuốc trong cơ thể. Hiệu suất liposom hóa cao giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm được chi phí sản xuất. Vì vậy, để có thể phát triển dạng thuốc này trong điều trị ung thư, chúng tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp sử dụng kĩ thuật chênh lệch nồng độ amoni sulfat để nâng cao hiệu suất liposom hóa DOX.

Phương pháp nghiên cứu

- Tạo màng phospholipid (phương pháp của Bangham).

- Liposom hóa DOX bằng phương pháp sử dụng kỹ thuật chênh lệch nồng độ amoni sulfat.

- Liposom hóa DOX bằng phương pháp chênh lệch pH.

- Liposom hóa DOX bằng phương pháp bị động.

Kết quả nghiên cứu

Đã chế tạo được liposom và liposom hóa DOX bằng 3 phương pháp: bị động, chênh lệch pH, chênh lệch nồng amoni sulfat. Kết quả cho thấy phương pháp sử dụng kỹ thuật chênh lệch nồng độ amoni sulfat đạt hiệu suất cao nhất (95,68 %) so với phương pháp chênh lệch pH (85,15 %) và phương pháp bị động (14,45 %). Tỉ lệ thuốc/phospholipid (mol/mol) của dịch liposom trước khi thẩm tách cho phương pháp sử dụng gradient amoni sulfat nằm trong khoảng 0,2 - 0,3, hiệu suất liposom hóa thu được tương đối cao ( > 96 %), phù hợp cho các yêu cầu về độ ổn định  và điều trị của dạng thuốc liposom-DOX sau này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-09-22
Chuyên mục
BÀI BÁO