Hoạt tính gây độc tế bào của loài nuốt lá cò ke (Casearia grewiifolia Vent.), rum thơm (Poikilospermum suaveolens (Blume) Merr.) và dây lóp bóp (Gymnosporia stylosa Pierre) ở Việt Nam

  • Nguyễn Thị Thu Hà
  • Đỗ Thị Thảo
  • Trương Bích Ngân
  • Đoàn Thị Mai Hương
  • Nguyễn Văn Hùng
  • Litaudon Marc
  • Châu Văn Minh
  • Phạm Văn Cường

Tóm tắt

Trong Y học cổ truyền, cây nuốt lá cò ke dùng để chữa bệnh thuỷ đậu, trị vết thương, điều trị viêm tử cung, tác dụng gây mê, lợi tiểu. Nghiên cứu về hóa thực vật cho thấy, C. grewiifolia chứa chủ yếu các hợp chất clerodane diterpenes và phenolic với hoạt tính chống sốt rét, gây độc tế bào ung thư và hoạt tính chống lao rất đáng quan tâm. Cây rum thơm được sử dụng trong dân gian để trị bệnh ghẻ, bệnh đau mắt  và diệt chấy rận. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về cây rum thơm và loài dây lóp bóp được công bố ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong các nghiên cứu trước, chúng tôi đã công bố các hợp chất được phân lập từ 3 loài thực vật trên. Ở bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất trên 4 dòng tế bào là ung thư biểu mô (KB), ung thư gan (Hep G2), ung thư phổi (LU-1) và ung thư vú (MCF7).

Kết quả: Các hợp chất phân lập từ 3 loài nuốt lá cò ke, rum thơm, dây lóp bóp được đánh giá hoạt tính gây độc trên 4 dòng tế bào ung thư bằng phương pháp dùng MTT. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam 3 loài thực vật này được nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-10-03
Chuyên mục
BÀI BÁO