Đánh giá tác dụng chống viêm của cao chiết xuất từ lá cây cốp Bắc Bộ (Kopsia tonkinensis Pitard, họ Trúc đào Apocynaceae)

  • Đỗ Văn Bình
  • Triệu Duy Điệt
  • Hoàng Việt Dũng

Tóm tắt

Cây cốp Bắc bộ (Kopsia tonkinensis Pitard) phân bố khá hạn chế và được thấy ở một số nơi như Hòa Bình, Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ, Vườn quốc gia Cúc Phương ở nước ta và Vân Nam - Trung Quốc. Hiện nay, chưa có tài liệu nào công bố về tác dụng sinh học của cây này. Ở Việt Nam, chỉ có 2 loài khác cùng chi với cây cốp Bắc Bộ được sử dụng làm thuốc là cây trang tây và cây trang nam. Ở bài báo trước, tác giả đã thông báo về độc tính cấp và tác dụng giảm đau của cây cốp Bắc Bộ. Trong bài báo này, tác giả tiếp tục thông báo về tác dụng chống viêm của cao chiết xuất từ lá cây này.

Phương pháp nghiên cứu

Lá cây cốp Bắc Bộ thu hái tại Kim Bôi - Hòa Bình vào tháng 12/2005 được bào chế theo phương pháp nấu cao dược liệu hướng dẫn trong DĐVN 3 là loại cao 2:1. Đánh giá tác dụng ức chế tăng tính thấm thành mạch bằng cách tiến hành theo mô hình của Jayne và cộng sự. Đánh giá tác dụng ức chế phù viêm cấp  bằng cách tiến hành theo mô hình của Piccini và cộng sự. Đánh giá tác dụng ức chế viêm mạn bằng cách tiến hành theo mô hình của Winter và Porter.

Kết quả: Ở mức liều 8 g/kg trọng lượng cơ thể, cao lá cây cốp Bắc Bộ(CKT) có tác dụng chống viêm trên hai mô hình ức chế viêm cấp và một mô hình ức chế  viêm mạn. Tuy nhiên, CKT chỉ thể hiện tác dụng ức chế tăng tính thấm thành mạch ở liều 20 g/kg TLCT theo đường uống. Tác dụng chống viêm của CKT trên các mô hình đánh giá đều yếu hơn so với tác dụng của thuốc đối chiếu ibuprofen ở liều nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-10-03
Chuyên mục
BÀI BÁO