Nghiên cứu tác dụng gây tiết IL-2 và TNFα của chế phẩm trinh nữ Crila in vitro

  • Phạm Huy Cường
  • Nguyễn Thị Ngọc Trâm
  • Nguyễn Văn Đô
  • Phan Thị Phi Phi

Tóm tắt

Viên Crila được nghiên cứu sử dụng để điều trị thực nghiệm trên các tế bào dòng ung thư vú, tử cung, dạ dày, phổi, tuyến tiền liệt và trên một số bệnh nhân ung thư tự nguyện. Từ kết quả nghiên cứu của Nghị định thư giữa Việt Nam và Bungaria đã chứng minh các phân đoạn alcaloid và flavonoid có tác dụng tăng cường miễn dịch và chống ung thư, Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã sử dụng các phân đoạn này để bào chế thành viên nang cứng có tên là Crilin T. Các nghiên cứu độc tính cấp và bán cấp của sản phẩm này đã được nghiên cứu. Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu tác dụng tăng cường miễn dịch in vitro của viên Crilin T bằng cách nuôi cấy tế bào máu ngoại vi của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn muộn, thử các nồng độ thuốc khác nhau và theo dõi đáp ứng miễn dịch chống ung thư bởi các dấu ấn biểu lộ IL-2, TNFα ở mức độ ARN bằng phương pháp RT-PCR.

 Phương pháp nghiên cứu

Tách tế bào lympho và nuôi cấy, chiết tách ARN từ tế bào nuôi cấy. Trong công trình này, phản ứng PCR đa mồi chỉ có 02 cặp mồi là gen nội chuẩn B2M và IL-2 hoặc TNFα. Để tránh sự khuếch đại nhiều băng không đặc hiệu, người ta tạo ra các enzym taq polymerase chỉ đồng loạt được giải phóng để hoạt động khi ở nhiệt độ cao; trong công trình này các tác giả sử dụng enzym Amplitaq Gold (ABI, USA). Có nghĩa là ở nhiệt độ thường các emzym này không hoạt động. Do đó, các cặp mồi sẽ được khuếch đại đồng thời và tránh được sự gắn mồi không đặc hiệu và tạo ra nhiều sản phẩm không mong muốn. Kết quả cho thấy không có băng không đặc hiệu. Với kết quả này, PCR đa mồi sẽ được dùng để xác định sự biểu lộ gen IL-2 và TNFα ở các mẫu nuôi cấy lympho bào của người bình thường và bệnh nhân ung thư vòm mũi họng. Nếu so sánh sự biểu lộ mARN của TNFα ở bệnh nhân và người thường thì thấy rằng Crilin T làm tăng biểu lộ TNFα ở cả 02 nhóm lympho bào người bệnh và người bình thường. Đây là tín hiệu cho thấy rằng thuốc có tác dụng tốt trong việc kích thích miễn dịch.

Kết quả

Từ kết quả mô hình thực nghiệm nuôi cấy tế bào suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân UTVMH giai đoạn muộn và người bình thường về lâm sàng tác giả rút ra những kết luận sau: Sự biểu lộ IL-2 ở mẫu nuôi cấy tế bào lympho ở nhóm người ung thư vòm họng cao hơn nhóm người bình thường, và liều thấp Crilin T cho kết quả tốt hơn. TNFα ở mẫu nuôi cấy tế bào lympho nhóm người ung thư vòm họng cao hơn nhóm người bình thường, và liều cao của Crilin T cho kết quả tốt hơn. Đáp ứng TNFα xảy ra rất sớm, sau 4 h nuôi cấy tế bào lympho in vitro với Crilin T. Crilin T có kết quả đáp ứng tốt hơn so với levamisol ở cả hai cytokin IL-2 và TNFα.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-10-03
Chuyên mục
BÀI BÁO