Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh β-thalassemia tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang

  • Từ Hoàng Tước
  • Hoàng Thị kim Huyền

Tóm tắt

β-thalassemia là bệnh Hb phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu tan máu ở trẻ em Việt Nam. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay vẫn là truyền máu định kỳ và dùng thuốc thải sắt. Đề tài nhằm 2 mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh β-thalassemia tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang (BV ĐKTTAG), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc trong điều trị.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hồi cứu mô tả. Chọn tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân β-thalassemia được điều trị tại BV ĐKTTAG từ 01/01/2008 - 31/12/2011 đáp ứng đầy đủ tiêu chí lựa chọn. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị, bao gồm: Đánh giá sự tiến triển lâm sàng và đánh giá sự thay đổi các chỉ số hemoglobin và ferritine huyết thanh trước và sau khi điều trị.

Trong điều trị bệnh β- thalassemia, BVĐKAG  thực hiện theo phác đồ của Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhi đồng I TP. Hồ Chí Minh năm 2009, có 27 trường hợp được sử dụng phác đồ thải sắt trong 79 bệnh nhân nhập viện điều trị, trong đó 27 trường hợp được thải sắt bằng desferroxamin (100%), có 4 trường hợp được dùng thêm  deferipron. Theo Trần Văn Bé nghiên cứu sử dụng Desferal trong bệnh thalassemia năm 1993 tại Trung tâm Huyết học Truyền máu TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ sử dụng thuốc thải sắt là 70 ca trong 156 ca chiếm tỷ lệ (44,87%), cao hơn ghi nhận trong nghiên cứu này. Điều này có thể do một số trường hợp ứ sắt nặng đã được BV ĐKTT An Giang chuyển lên tuyến trên. Việc phối hợp  deferipron làm nâng cao hiệu quả điều trị

Kết quả

Về sử dụng thuốc trong điều trị: Trong số 79 bệnh nhân tham gia điều trị có 74 bệnh nhân được truyền cùng một loại là khối hồng cầu (hồng cầu lắng). Bệnh nhân được truyền máu nhiều nhất là 82 đơn vị, ít nhất là 01 đơn vị và trung bình là 21 đơn vị máu. Trong 79 bệnh nhân nhập viện điều trị có 27 trường hợp được sử dụng phác đồ thải sắt chiếm tỷ lệ 34,17 %, với thuốc được dùng là  desferroxamin 100%; có 4 trường hợp được dùng thêm  deferipron (14,81%).

Hiệu quả điều trị: Nhóm không sử dụng thuốc thải sắt: nồng độ feritin có chiều hướng tăng lên cao hơn so với trước khi điều trị, do chỉ được truyền máu. Nồng độ ferritin trung bình trước điều trị (1323 ± 1074 ng/mL) so với sau điều trị (1521 ± 1123 ng/mL), bình quân tăng 14, 96% (p < 0,01). Nhóm bệnh nhân được chỉ định thuốc thải sắt: nồng độ feritin trong máu sau đợt điều trị giảm rõ rệt, từ 3564 ± 2400 ng/mL giảm xuống còn 2905 ± 1737 ng/mL, giảm khoảng 18,50 % (p = 0,037). 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-11-28
Chuyên mục
BÀI BÁO