Khảo sát thực trạng sử dụng amikacin trong điều trị cho trẻ em tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội

  • Nguyễn Thị Kim Chi
  • Hoàng Thị Kim Huyền
  • Nguyễn Thị Liên Hương
  • Lê Bá Hải
  • Hoàng Hà Phương

Abstract

Amikacin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là nhiễm vi khuẩn Gr (-) khi các kháng sinh cùng nhóm đã bị kháng. Kháng sinh này cũng cho phép sử dụng trên trẻ em và cả trẻ sơ sinh để điều trị  viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn trong ổ bụng và được sử dụng điều trị theo kinh nghiệm trong sốt giảm bạch cầu trung tính. Khảo sát được tiến hành để đánh giá tính hợp lý trong điều trị, chuẩn bị cho việc xây dựng quy trình giám sát điều trị amikacin.

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh án của bệnh nhân nhi tại 03 bệnh viện được mã hoá là: bệnh viện I, bệnh viện II và bệnh viện III, từ ngày 1/1/2009 đến ngày 31/12/2011. Tổng mẫu thu được tại 3 bệnh viện là 746 bệnh án đạt tiêu chuẩn nghiên cứu.

            Tiến hành trên bệnh án hồi cứu lấy từ 3 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội nhằm  tìm hiểu thực trạng sử dụng để đánh giá tính hợp lý trong điều trị, chuẩn bị cho việc xây dựng quy trình giám sát điều trị amikacin.

 Xử lý số liệu: Sử dụng test t để so sánh hai giá trị trung bình và test c2 để so sánh 2 tỉ lệ. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sử dụng phần mềm Excel, SPSS 17.0 để nhập và xử lý dữ liệu.

 Kết quả

            Thực trạng sử dụng amikacin trong điều trị:

            +  Về độ tuổi được kê đơn: bệnh nhân sơ sinh của Bệnh viện I tập trung trong khoảng tuần đầu sau đẻ (3-6 ngày) còn ở Bệnh viện II ở tuần lễ thứ 2 sau đẻ (7-16 ngày). Tại 2 bệnh viện này, lớp tuổi trên 1 tuổi tập trung trong khoảng 1 đến 4 tuổi còn ở bệnh viện III: bệnh nhân có độ tuổi trên 1.

            + Về đặc điểm sử dụng amikacin tại 3 bệnh viện khảo sát:

            Chế độ liều: Gần như toàn bộ số bệnh nhân (>96%) được dùng amikacin với chế độ liều 1 lần/24 h (ODD) ở cả 3 bệnh viện với liều dùng trung bình là ~15 mg/kg/ngày. Tại bệnh viện II, 100% các trường hợp kê đơn amikacin đều được tính liều theo mg còn tại 2 Bệnh viện I và III, có khoảng gần 1/3 trường hợp amikacin được tính liều theo đơn vị lọ.

            Cách tiêm: Tiêm tĩnh mạch chậm là đường đưa thuốc được sử dụng chủ yếu (>90%) tại 2 Bệnh viện II và III, còn tại Bệnh viện I, đường dùng tiêm tĩnh mạch chậm chiếm 2/3 số trường hợp, đường dùng khác chủ yếu là tiêm bằng bơm tiêm điện (20,4%).

            Về giám sát chức năng thận trong điều trị:  Ở Bệnh viện I, tỉ lệ bệnh nhân được giám sát chức năng thận cao hơn và khoảng cách giữa các lần xét nghiệm ngắn hơn so với 2 Bệnh viện II và III (p<0,05).

            Về giám sát điều trị qua nồng độ thuốc trong máu: chưa có bệnh viện nào thực hiện.

điểm /   đánh giá
Published
2015-01-29
Section
ARTILES