Các hợp chất phenolic phân lập từ gỗ cây trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre)

  • Phạm Thanh Loan
  • Trần Huy Thái
  • Nguyễn Thị Hiền
  • Phan Văn Kiệm
  • Hoàng Lê Tuấn Anh
  • Châu Văn Minh

Tóm tắt

Cây trắc hay còn gọi là trắc bông, cẩm lai Nam Bộ, có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis Pierre, thuộc chi Trắc (Dalbergia L.) của họ Đậu (Fabaceae). Chi Trắc ở Việt Nam có khoảng 27 loài, trong đó nhiều loài  trong chi  được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, ho suyễn, xương khớp và mụn nhọt... Cây mọc tự nhiên trong các tỉnh phía Nam như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai,... còn có ở Lào, Căm Pu chia và Thái Lan. Cây thường mọc rải rác trong rừng, trên đất có tầng dày, giàu dinh dưỡng ở độ cao 600-1000 m. Mùa hoa từ tháng 5-7, mùa quả từ tháng 9-12. Trắc là cây gỗ quý, bền, có màu sắc và vân đẹp, không bị mối mọt, thường được làm đồ thủ công, mỹ nghệ cao cấp, nên là đối tượng bị khai thác rất mạnh, những cá thể trưởng thành có đường kính lớn hầu như không gặp trong tự nhiên do khu phân bố bị chia cắt, nạn phá rừng làm nương rãy nên khu cư trú bị xâm hại nghiêm trọng. Cây được phân hạng ở mức nguy cấp (EN A1a,c,d). Những nghiên cứu về thành phần về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây hầu như rất ít. Bài báo này thông báo kết quả phân lập và xác định cấu trúc của bốn hợp chất 5-O-methyllatifolin (1), 2,4,5-trimethoxydalbergiquinol (2), R(+)-4-methoxydalbergion (3) và obtusafuran (4) từ dịch chiết methanol của gỗ cây trắc bằng việc sử dụng các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều (1D và 2D-NMR) và phổ khối lượng (ESI-MS).

     Nguyên liệu:

     Gỗ cây trắc được thu hái tại Vườn Quốc Gia Yok Đôn vào tháng 4/2012 và được lưu mẫu tại Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.

     Phương pháp nghiên cứu:

     + Phân lập các chất bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) và sắc ký cột (CC).

     + Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và phổ khối lượng (ESI-MS)

      Kết quả:

      Bằng các phương pháp sắc ký, 5-O-methyllatifolin (1), 2,4,5-trimethoxydalbergiquinol (2),  R(+)-4-methoxydalbergion (3) và obtusafuran (4) đã được phân lập từ gỗ cây trắc (Dalbergia cochinchinensis). Cấu trúc hóa học của chúng được xác định dựa trên phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều, hai chiều và phổ khối lượng. Hợp chất 13 có hoạt tính kháng androgen trong thực nghiệm in vitro. Hợp chất 3 4 có hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét (plasmodial) trong thực nghiệm in vitro.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-03-06
Chuyên mục
BÀI BÁO