Tác dụng của NL197 và cao chiết nấm linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) trên thoái hóa tế bào thần kinh do trimethyltin ở chuột nhắt trắng

  • Trần Phi Hoàng Yến
  • Nguyễn Thảo Đoan Trang
  • Nguyễn Ngọc Vinh

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ tế bào thần kinh thông qua mô hình gây tổn thương bằng trimethyltin của  hợp chất NL 197, 3-(2-cloropyridin-3-yl)-2-methyl-4(3H)-quinazolinon, một dẫn chất 4(3H)-quinazolinon và cao chiết toàn phần từ nấm linh chi đỏ. NL 197 là một hợp chất đã được chứng minh có hoạt tính sinh học phong phú, đặc biệt là tác dụng chống suy giảm trí nhớ đã được chứng minh qua một số mô hình, như mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin, hoặc mô hình gây độc bằng trimethyltin. Tuy nhiên, vai trò bảo vệ tế bào thần kinh của hợp chất này vẫn chưa được phát hiện. Nghiên cứu này cũng nhằm đánh giá đồng thời hiệu quả bảo vệ tế bào thần kinh của hợp chất NL 197 với một hợp chất nguồn gốc tự nhiên cao chiết từ nấm linh chi đỏ, một dược liệu gần đây cũng đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ não, chống suy giảm trí nhớ.

      Kết quả: Trimethyltin (TMT) đã được chứng minh gây thoái hóa tế bào thần kinh vùng hải mã. Điều trị dài ngày cao chiết nấm linh chi đỏ (Ganoderma lucidum)  ở liều 80 mg/kg cho hiệu quả chống thoái hóa tế bào thần kinh tốt hơn liều 12,5 mg/kg của dẫn 4(3H)-quinazolinon, NL 197. Hiệu quả này có liên quan đến khả năng chống stress oxy hóa tế bào do TMT gây ra. Thông qua việc định lượng MDA, PC và tỷ lệ GSH/GSSG đã chứng tỏ khả năng bảo vệ tế bào não khỏi quá trình peroxy hóa lipid, oxy hóa protein do tác động của TMT của hợp chất NL 197 và cao chiết từ nấm linh chi đỏ. Linh chi đỏ liều 80 mg/kg có khả năng làm giảm hàm lượng MDA tương đương NL 197 liều 12,5 mg/kg; nhưng lại có khả năng làm giảm hàm lượng PC và tăng tỷ lệ GSH/GSSG cao hơn so với NL 197 liều 12,5 mg/kg. Linh chi đỏ liều 160 mg/kg có khả năng làm tăng tỷ lệ GSH/GSSG cao hơn so với chất đối chứng dương galantamin liều 10 mg/kg.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-03-16
Chuyên mục
BÀI BÁO