Đánh giá tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa của cao lỏng thân cây dây gắm lá rộng (Gnetum latifolium Blume, họ Dây gắm Gnetaceae)

  • Nguyễn Bá Anh
  • Đặng Thu Hương
  • Phạm Thị Hiếu
  • Hoàng Việt Dũng
  • Phạm Thị Vân Anh

Tóm tắt

Cây dây gắm lá rộng (Gnetum latifolium Blume) phân bố ở một số tỉnh của nước ta như: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Nghệ An, Kontum...Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng cây này để làm thuốc giải độc, chữa sốt, sốt rét... Ngoài ra, người dân còn sử dụng hạt để ăn và dùng thân làm dây buộc. Qua tham khảo tài liệu và thực nghiệm đã xác định được polyphenol là thành phần hợp chất chính của thân loài dây gắm. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đã phân lập và nhận dạng được cấu trúc của 3 hợp chất thuộc nhóm polyphenol từ phân đoạn dịch chiết trong dung môi ethylacetat từ thân loài này. Trong khi đó, nhóm hợp chất polyphenol thường sở hữu hoạt tính bảo vệ gan và chống oxy hóa khá mạnh. Đây là cơ sở khoa học để nhóm tác giả định hướng nội dung nghiên cứu về tác dụng dược lý của cao lỏng thân cây dây gắm lá rộng. Kết quả nghiên cứu được công bố ở bài báo này.

                Động vật nghiên cứu: Chuột nhắt trắng dòng Swiss trưởng thành, khỏe mạnh, cả 2 giống, trọng lượng 20 ± 2 g. Mẫu thử cao dây gắm lá rộng. Hóa chất: acid ascorbic, acid thiobarbituric; kít định lượng các enzym AST, ALT.

            Phương pháp nghiên cứu:

Gây độc cấp cho gan của chuột nhắt bằng cho uống PAR liều cao. Tính khối lượng gan tương đối của chuột. Xác định hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA) trong dịch đồng thể.

                Kết quả:

                CDG ở mức liều 8 g dược liệu/kg TLCT có tác dụng bảo vệ gan, hạn chế tổn thương tế bào gan gây bởi PAR ở liều 400 mg/kg TLCT chuột nhắt trắng. Ở mức liều này, CDG không có tác dụng làm giảm trọng lượng gan và không làm giảm hàm lượng MDA của dịch đồng thể gan chuột.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-03-25
Chuyên mục
BÀI BÁO