Phân tích thực trạng hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2014

  • Nguyễn Thị Thanh Hương
  • Nguyễn Thị Hồng Thủy
  • Lê Thu Thủy

Abstract

Hoạt động báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc nhận được sự quan tâm của nhiều cán bộ y tế làm gia tăng số lượng báo cáo ADR từ 711 vào năm 2003 lên 3236 báo cáo vào năm 2012. Thông qua các báo cáo ADR này cũng giúp các cán bộ y tế tăng cường năng lực và hiệu quả điều trị trên lâm sàng cho người bệnh.

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa tuyến cuối, bên cạnh hoạt động điều trị, hoạt động theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc được bệnh viện rất chú trọng. Số lượng báo cáo ADR được ghi nhận tại Bệnh viện trong giai đoạn 1998-2000 là 122 và giai đoạn 2006-2008 là 813. Tỷ lệ báo cáo trên được nhận định là còn thấp so với số giường bệnh và số thuốc đã sử dụng. Nhằm góp phần nâng cao số lượng và chất lượng báo cáo ADR tại Bệnh viện Bạch Mai, đề tài nghiên cứu "Phân tích thực trạng hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2014" được thực hiện.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang.

Kết luận

            Trong 2 giai đoạn nghiên cứu với tổng số 441 báo cáo ADR tại Bệnh viện Bạch Mai chủ yếu ghi nhận ở mức độ nhập viện/kéo dài thời gian nằm viện (21,4% và 44,4%) và không nghiêm trọng (37,5% và 25,4%). Ceftriaxon và cefoperazon là hai kháng sinh có nhiều báo cáo ADR. Số báo cáo ADR ghi nhận nghi ngờ sốc phản vệ do kháng sinh so với tổng số báo cáo ADR sốc phản vệ cao nhất (9/12 trong giai đoạn 1 và 11/19 trong giai đoạn 2).

Tỷ lệ báo cáo ADR có nội dung phù hợp với thông tin trong bệnh án tương ứng tăng đáng kể ở giai đoạn 2 so với giai đoạn 1 (từ 2,1% lên 57,8%).

điểm /   đánh giá
Published
2015-10-15
Section
ARTILES