Đánh giá thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược của một số bệnh viện tại Việt Nam

  • Phạm Thị Thúy Vân
  • Nguyễn Tứ Sơn
  • Trần Thị Lan Anh
  • Nguyễn Hoàng Anh

Tóm tắt

Theo thống kê gần đây tại các nước phát triển, cứ 10 bệnh nhân điều trị nội trú có một bệnh nhân xuất hiện biến cố bất lợi. Con số này còn cao hơn ở các nước đang phát triển, gây tốn kém hàng chục tỷ đô la mỗi năm. Để hạn chế vấn đề này, việc triển khai hệ thống Cảnh giác Dược (CGD) trong bệnh viện đang là ưu tiên hàng đầu trong chính sách y tế của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Tuy nhiều bệnh viện đã triển khai các đơn vị liên quan đến an toàn thuốc trong bệnh viện nhưng mức độ thực hiện còn chưa đồng bộ. Với mục đích cung cấp bằng chứng về thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược, xác định những điểm tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, sử dụng bộ công cụ đánh giá hoạt động Cảnh giác Dược dựa trên các chỉ số (Indicator-based Pharmacovigilance Assessment Tool-IPAT) để đánh giá cấu trúc hệ thống Cảnh giác Dược, hoạt động phát hiện, đánh giá và quản lý nguy cơ liên quan đến thuốc tại một số bệnh viện.

Đối tượng nghiên cứu

            Nghiên cứu được triển khai tại 12 bệnh viện (BV) đa khoa, lựa chọn dựa trên tính đại diện cho các vùng theo địa lý và các tuyến bệnh viện cũng như hình thức sở hữu: công lập và tư nhân.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu bằng Bộ câu hỏi và các tài liệu, văn bản đã được ban hành tại mỗi bệnh viện.

            Bộ câu hỏi được thiết kế theo bộ công cụ đánh giá hoạt động Cảnh giác Dược dựa trên các chỉ số (Indicator-based Pharmacovigilance Assessment Tool- IPAT), đề cập tới 4 nội dung của CGD trong bệnh viện, bao gồm 34 chỉ số trong đó 21 chỉ số chính (Core - C) và 13 chỉ số phụ (Supplement - S).

Kết luận

            Sử dụng bộ công cụ IPAT được Việt hóa để khảo sát thực trạng CGD tại 12 bệnh viện cho thấy tổng số điểm trung bình đạt được là 24, đạt 44,4 % so với điểm tuyệt đối, trong đó BV tư nhân có điểm cao nhất ( >70 % tổng số điểm tuyệt đối).

            100 % các BV khảo sát đều đã có hệ thống liên quan đến CGD và an toàn thuốc bao gồm: quyết định thành lập đơn vị Thông tin thuốc, nhân sự chịu trách nhiệm và ngân sách bệnh viện cho hoạt động CGD, mẫu báo cáo ADR, liên kết với Trung tâm DI & ADR quốc gia. Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến đánh giá và truyền thông nguy cơ trong thực hành CGD còn ở mức độ hạn chế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-10-15
Chuyên mục
BÀI BÁO