Hai coumarin phân lập từ cây sói Nhật (Chloranthus japonicus Sieb.) thu hái tại Việt Nam

  • Đỗ Thị Oanh
  • Phạm Thanh Kỳ
  • Lê Việt Dũng

Abstract

Cây sói Nhật có tên khoa học Chloranthus japonicus Sieb., thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae). Theo Y học cổ truyền, sói Nhật có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng tán hàn, khu phong, hoạt huyết, hành ứ, giải độc. Ở Trung Quốc, cây sói Nhật được dùng trong việc điều trị đau nhức lưng gối, đòn ngã, mụn nhọt, bạch đới, cảm mạo. Ở Việt Nam, nhân dân ở một số địa phương dùng rễ sói Nhật chữa kiết lỵ, đau lưng, lá tươi rửa sạch giã lấy thuốc bôi khi bị bỏng. Trên thế giới đã có một số công bố về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây sói Nhật (Chloranthus japonicus Sieb.), tuy nhiên ở trong nước mới có một công bố về 2 sesquiterpen lacton phân lập từ phần trên mặt đất cây sói Nhật. Trong bài báo này nhóm tác giả công bố kết quả phân lập và xác định cấu trúc hai coumarin từ rễ cây sói Nhật thu hái tại Lâm Đồng.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất, phân lập các hợp chất: Chiết xuất các hợp chất từ dược liệu bằng ethanol 70% theo phương pháp ngâm  ở nhiệt độ phòng và chiết các phân đoạn bằng dung môi có độ phân cực tăng dần:

n-Hexan, ethylacetat. Phân lập các chất bằng sắc ký cột với các chất hấp phụ là silicagel pha thường, pha đảo RP18. Sắc ký lớp mỏng dùng bản mỏng silicagel F254  đã tráng sẵn để kiểm tra theo dõi vết các chất.

- Xác định cấu trúc các chất phân lập: Các chất phân lập được xác định cấu trúc dựa trên số liệu phổ khối (ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT) và so sánh số liệu phổ đã công bố.

Kết luận

            Bằng các phương pháp sắc ký, đã phân lập được hai hợp chất coumarin từ cắn phân đoạn chiết ethylacetat của rễ cây sói Nhật (Chloranthus japonicus Sieb.) thu hái tại Lâm Đồng. Dựa vào số liệu các phổ và so sánh với tài liệu đã công bố đã xác định  chất SN-13 là calycanthosid và SN-15 là isofraxidin. Đây là công bố đầu tiên về 2 coumarin của rễ cây sói Nhật thu hái ở Lâm Đồng, Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Published
2016-03-15
Section
ARTILES