Các hợp chất flavonoid từ cặn ethyl acetat lá dâu tằm (Morus alba L.) thu hái tại Thanh Hóa

  • Đỗ Thị Hà
  • Nguyễn Thị Thu

Tóm tắt

Dâu tằm có tên khoa học Morus alba L., họ Dâu tằm (Moraceae). Y học cổ truyền dùng dâu tằm để chữa ho, lợi tiểu, phong tê thấp, huyết áp,... Thành phần hóa học của dâu tằm có chứa các hợp chất polyphenol như flavonoid, prenylflavan, bezofuran và các dẫn chất. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác dụng chống oxy hóa, ung thư, tiểu đường, stress, đột biến, lo âu, cholesterol máu cao, tác dụng điều hòa miễn dịch, bảo vệ gan,... Bài báo này trình bày kết quả phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất flavonoid từ cặn ethyl acetat lá dâu tằm nhằm cung cấp các dữ liệu về thành phần hóa học và góp phần định hướng nghiên cứu về tác dụng dược lý của lá dâu tằm trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân lập các hợp chất: bằng sắc ký cột, sắc ký lỏng hiệu năng trung bình (MPLC).

- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên các thông số vật lý và các phương pháp phổ bao gồm: điểm chảy, phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng.

Kết quả nghiên cứu

Kaemferol (1), quercetin (2) và 3 dẫn xuất đường glycosid của chúng (kaempferol-3-O-b-D-glucopyranosid (3), quercetin-3-O-b-D-glucopyranosid (4), quercetin-5-O-b-D-glucopyranosid (5)) đã được phân lập và xác định cấu trúc từ cặn ethyl acetat lá dâu tằm thu hái tại Nông Cống - Thanh Hóa. Trong đó, hợp chất 15 là các hợp chất chính trong phân đoạn ethyl acetat lá dâu tằm. Hợp chất 5 lần đầu tiên công bố phân lập từ lá dâu tằm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-04-08
Chuyên mục
BÀI BÁO