Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học loài thuốc thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban)

  • Nguyễn Trung Tường
  • Phạm Thanh Kỳ
  • Nguyễn Xuân Nhiệm

Tóm tắt

             Cây thuốc thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban) thuộc họ Na (Annonaceae) thường được dùng mắt chữa đau mắt đỏ, mụn nhọt sưng tấy,... Thuốc thượng có phân bố hẹp và là loài cây đặc hữu ở Trung bộ Việt Nam, đã đưa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) với cấp phân hạng VU B2b,e+3b. Loài Phaeanthus vietnamensis Ban được Nguyễn Tiến Bân công bố và mô tả lần đầu tiên năm 1994, từ đó đến nay các nghiên cứu về loài này còn rất ít, mới chỉ duy nhất có nghiên cứu của Nguyễn Thị Nghĩa và CS. về thành phần hóa học, các đặc điểm giải phẫu và vi học của dược liệu cây thuốc thượng hiện vẫn chưa có tài liệu nào công bố. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học cây thuốc thượng thu hái ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Phương pháp nghiên cứu

Quan sát cây mọc ngoài thực địa, thu thập mẫu, đo đếm và mô tả đặc điểm hình thái. Kết hợp so sánh, đối chiếu với khóa phân loại và bản mô tả trong Thực vật chí, tham khảo ý kiến chuyên gia để thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.

Áp dụng phương pháp hiển vi để xác định cấu tạo giải phẫu và đặc điểm bột dược liệu các bộ phận lá, thân, rễ của mẫu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

            Dựa vào kết quả mô tả đặc điểm hình thái, phân tích đặc điểm hoa, quả, hạt, đối chiếu với khóa phân loại và các tài liệu thực vật đã công bố, ý kiến của các nhà thực vật đã xác định tên khoa học mẫu cây Thuốc thượng thu hái ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng là Phaeanthus vietnamensis Ban, họ Na - Annonaceae.

Đã xác định đặc điểm vi phẫu lá, thân, rễ, đặc điểm bột lá, bột thân và bột rễ góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-05-17
Chuyên mục
BÀI BÁO