Nghiên cứu tính an toàn của cao lỏng lá cây thuốc thượng

  • Nguyễn Trung Tường
  • Nguyễn Hoàng Ngân
  • Phạm Thanh Kỳ
  • Nguyễn Xuân Nhiệm

Tóm tắt

            Cây thuốc thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban) là 1 loài đặc hữu của Việt Nam, được phân bố tại Trung Bộ Việt Nam: Thừa Thiên- Huế (Phú Lộc), Quảng Nam- Đà Nẵng. Dân gian dùng nước của lá non nhỏ mắt chữa đau mắt đỏ; vỏ rễ, vỏ thân, lá đem nấu cao dán chỗ mụn nhọt sưng tấy; dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, cầm máu vết thương ngoài da. Cho đến nay chưa có công bố nào về độc tính và tác dụng sinh học của loài cây thuốc thượng. Bài báo này thông báo kết quả nghiên cứu về độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cao lỏng lá cây thuốc thượng trên thực nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu độc tính cấp: Theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam, hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và các tài liệu. Xác định LD50.

- Nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên thực nghiệm. Các chỉ tiêu đánh giá: Sinh lý - dược lý, huyết học, sinh hóa, mô bệnh học.

- Các số liệu được xử lý theo các phương pháp thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu

Từ các kết quả trên thấy cao lỏng lá cây thuốc thượng (CL1) có tính an toàn cao:

+ Giá trị LD50=135,631 (118,974 ÷ 154,619) g/kg ở P = 0,05 cao gấp khoảng 56 lần so với liều dự kiến có tác dụng điều trị.

+ Nghiên cứu độc tính bán trường diễn, cho chuột uống CL1 hàng ngày trong 60 ngày. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở tất cả các chỉ số: trọng lượng cơ thể, điện tim, các chỉ số sinh hóa, huyết học. Hình ảnh mô bệnh học của gan, lách, thận bình thường. Cao lỏng CL1 không có độc tính trên các hệ cơ quan quan trọng của động vật.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-05-18
Chuyên mục
BÀI BÁO