Nghiên cứu bào chế vi nang probiotics bằng phương pháp đông tụ

  • Phạm Thị Phương
  • Nguyễn Thị Thùy Trang
  • Đàm Thanh Xuân
  • Nguyễn Ngọc Chiến

Tóm tắt

            Probiotics được biết đến là một nhóm vi sinh vật mang lại nhiều lợi ích cho con người, tuy nhiên lại dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như pH, nhiệt độ, độ ẩm... làm giảm số lượng sống sót. Hiện nay, đối với các dạng bào chế thông dụng trên thị trường (bột và cốm), việc đảm bảo số lượng vi sinh vật sống sót khi sử dụng qua đường uống là một thách thức. Vi nang hóa là một biện pháp làm tăng độ ổn định, kéo dài thời gian sống sót của vi sinh vật. Việc sử dụng tá dược tạo vi nang alginat kết hợp chitosan có ưu điểm an toàn, không độc, phương pháp bào chế đơn giản, vi nang tạo thành có độ đồng đều cao. Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố công thức, quy trình bào chế đến khả năng bảo vệ vi sinh vật của vi nang.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp bào chế vi nang probiotics.

- Phương pháp xác định số lượng vi sinh vật được bao gói trong vi nang.

- Phương pháp đánh giá khả năng bảo vệ L. acidophilus trong môi trường acid.

- Phương pháp đo hàm ẩm.

- Phương pháp xác định kích thước vi nang.

- Theo dõi độ ổn định của vi nang.

            Kết quả nghiên cứu

Các thành phần công thức (Alg, Chi, TB, Gly, calci clorid) đều có ảnh hưởng đến đặc tính và khả năng bảo vệ VSV của vi nang bào chế bằng phương pháp đông tụ, công thức tốt nhất (CT 3g) cho kích thước vi nang khoảng 1,5 mm, số lượng VSV bao gói trên 109 cfu/g, số lượng VSV được bảo vệ trong môi trường acid pH 1,2 trên 107 cfu/g, sau 20 tuần bảo quản cho số lượng VSV đạt 7.106 cfu/g.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-05-18
Chuyên mục
BÀI BÁO