Các hợp chất triterpen và flavonoid glycosid phân lập từ lá cây thường xuân (Hedera helix L.) trồng tại Đà Lạt

  • Trịnh Thị Điệp
  • Phạm Thị Mai Hiên

Tóm tắt

            Cây thường xuân (Hedera helix L.) là loại cây dây leo thân gỗ thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) có nguồn gốc từ Châu Âu và Tây Á. Trong Y học dân gian các nước Châu Âu, lá thường xuân được dùng làm thuốc điều trị viêm đường hô hấp, bệnh gout và thấp khớp. Cao chiết từ lá thường xuân đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị viêm phế quản mãn tính và ho kéo dài ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các hoạt chất chính đem lại tác dụng chữa bệnh của lá thường xuân là saponin triterpenoid (2,5 - 6%) bao gồm các hederacosid C, B, D, E, F, α-hederin... 

Ở Việt Nam, cây thường xuân được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nơi có khí hậu ôn hòa như thành phố Đà Lạt nhưng còn ít được nghiên cứu. Gần đây, nhóm tác giả đã phân lập được hederacosid C và α-hederin từ dây thường xuân thu tại Đà Lạt. Bài báo này tiếp tục công bố kết quả phân lập và nhận dạng cấu trúc hóa học của hederasaponin B, rutin và β-sitosterol từ nguồn nguyên liệu này. 

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân lập và xác định cấu trúc: Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng. Xác định cấu trúc các chất dựa trên các thông số vật lý và các phương pháp phổ bao gồm: điểm chảy, phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng.

- Chiết xuất và phân lập: Sử dụng dung môi chiết là cồn 90%,...

Kết quả nghiên cứu

Từ dịch chiết ethanol của lá thường xuân Hedera helix L. trồng tại Đà Lạt, bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ (MS, IR, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC) đã phân lập và nhận dạng được cấu trúc của hederasaponin B, rutin và β-sitosterol. Đây là lần đầu tiên các hợp chất này được phân lập từ cây thường xuân ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-05-18
Chuyên mục
BÀI BÁO