Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây phong quỳ Sa Pa (Anemone chapaensis Gagnep., họ Ranunculaceae)

  • Hà Thị Thanh Hương
  • Trịnh Thị Diệp Thanh
  • Trịnh Thị Nga
  • Nguyễn Minh Khởi
  • Phương Thiện Thương

Tóm tắt

Phong quỳ Sa Pa (Anemone chapaensis Gagnep.) là một loài mọc hoang ở Sa Pa, được nhà thực vật Pháp Gagnepain mô tả lần đầu tiên năm 1929. Theo điều tra, người dân địa phương dùng rễ phong quì làm thuốc chống viêm như viêm họng, viêm gan, ngã sưng đau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài này ở cả Việt Nam và thế giới còn rất ít, mới chỉ có những mô tả sơ lược về hình thái thực vật, chưa có tài liệu nào nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm thực vật, bổ sung thêm tư liệu cho việc xác định loài, từ đó đặt nền tảng cho việc nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây phong quỳ Sa Pa.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật.

- Xác định tên khoa học bằng phương pháp so sánh đặc điểm hình thái, đối chiếu với các khóa phân loại thực vật, các bộ thực vật chí.

- Mô tả giải phẫu: lá, thân và rễ.

Kết quả nghiên cứu                   

Trong công trình này, đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, đặc điểm cấu tạo giải phẫu các bộ phận thân, lá, hoa, quả và rễ của mẫu phong quỳ Sapa (Anemone chapaensis Gagnep.) thu hái tại đèo Hoàng Liên, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học, tác dụng sinh học, giá trị sử dụng cũng như khả năng nhân giống và trồng trọt của loài này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-10-07
Chuyên mục
BÀI BÁO