Đánh giá tác dụng tan huyết khối của các phân đoạn dịch chiết từ rễ cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) trồng ở tỉnh Lào Cai

  • Bùi Thanh Tùng
  • Vũ Đức Lợi
  • Nguyễn Thanh Hải
  • Hà Bá Tiến

Tóm tắt

            Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một cây thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đan sâm đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á khác để điều trị bệnh rối loạn liên quan đến máu và hệ tuần hoàn như bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não. Nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định các tác dụng sinh học và các cơ chế của đan sâm. Các thành phần có hoạt tính sinh học quan trọng của đan sâm bao gồm các hợp chất diterpen thuộc nhóm "tanshinones", trong đó các hợp chất quan trọng là tanshinon IIA, cryptotanshinon và acid acid salvianolic A. Để đánh giá hiệu quả của các phân đoạn tách chiết từ đan sâm lên hệ tim mạch bao gồm ức chế kết tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng trương tâm thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp, nghiên cứu đánh giá tác dụng làm tan huyết khối của các phân đoạn dịch chiết từ đan sâm, bao gồm ethanol, n-hexan, ethyl acetat và butanol.

Phương pháp nghiên cứu

- Tác dụng tan huyết khối in vitro.

- Tác dụng tan huyết khối in vivo.

- Xử lý số liệu: Xử lý thống kê theo phương pháp t-test student sử dụng phần mềm SigmaPlot 10 (Systat Software Inc, Mỹ).

Kết quả nghiên cứu

            Nghiên cứu đã đánh giá được khả năng làm tan huyết khối in vitroin vivo của các phân đoạn dịch chiết từ đan sâm. Kết quả cho thấy phân đoạn dịch chiết BuOH có tác dụng chống huyết khối, ly giải 39,56 % cục huyết khối in vitro và kéo dài các thông số APTT (26,29 ± 0,53 s), PT (18,82 ± 0,35 s) và TT (34,89 ± 0,76s) in vivo. Kết quả này gợi ý cho việc nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của phân đoạn dịch chiết BuOH để phân tách được hoạt chất tinh khiết có tiềm năng trong phòng, điều trị các bệnh liên quan đến huyết khối và tim mạch.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-10-07
Chuyên mục
BÀI BÁO