Khảo sát tác dụng làm lành vết thương bỏng của chế phẩm nano dầu mù u – curcumin trên thỏ thử nghiệm

  • Huỳnh Công Thắng
  • Trương Công Trị
  • Huỳnh Ngọc Trinh

Tóm tắt

Với tác dụng làm lành vết thương, kháng khuẩn, kháng viêm, dầu mù u và curcumin trong củ nghệ thường được phối hợp trong các chế phẩm điều trị bỏng. Tuy nhiên, do dầu mù u thân dầu nên khó thấm qua lớp biểu bì thân nước, còn curcumin thì rất dễ phân hủy nên khi bào chế dưới dạng các tiểu phân nano lipid chứa đồng thời curcumin và mù u đã khắc phục các nhược điểm này đồng thời gia tăng tác dụng điều trị. Các chế phẩm nano dầu mù u - curcumin đã thể hiện rõ rệt hiệu quả làm lành vết thương bỏng độ III trên chuột nhắt trắng thử nghiệm. Nghiên cứu này nhằm khẳng định tác dụng làm lành vết thương bỏng của chế phẩm nano dầu mù u - curcumin qua mô hình mô phỏng tổn thương bỏng độ III ở thỏ thực nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc phát triển chế phẩm mới có hiệu quả cao trong việc điều trị bỏng cho bệnh nhân.

Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát điều kiện gây bỏng độ III trên lưng thỏ: Tiến trình gây bỏng, đánh giá mức độ bỏng.

- Đánh giá hiệu quả làm lành vết thương bỏng độ III của các chế phẩm nano dầu mù u - curcumin: Tiến hành thử nghiệm, đánh giá trong quá trình thử nghiệm, đánh giá cuối thử nghiệm.

- Phương pháp đánh giá kết quả: Các số liệu được trình bày dưới dạng Số trung bình ± Sai số chuẩn (Mean ± SEM). Sự khác biệt giữa các lô được xác định bằng test Mann-Whitney U với phần mềm thống kê SPSS 20.0.

            Kết quả nghiên cứu

 

            Thời gian tiếp xúc 30 giây giữa ống gây bỏng chứa nước sôi ở nhiệt độ trung bình 98,7 ± 0,3 oC có thể tạo vết thương bỏng độ III trên 100% thỏ thử nghiệm. Cả hai chế phẩm nano dầu mù u - curcumin (dạng kem và lotion) đều có hiệu quả làm lành vết thương bỏng nhanh và tương đương nhau. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-10-14
Chuyên mục
BÀI BÁO