Đánh giá độc tính của Cereneed-caps trên động vật thực nghiệm

  • Đinh Thị Tuyết Lan
  • Trần Thanh Tùng

Tóm tắt

Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer không những gây suy giảm trí nhớ mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nhận thức khác nhau, kèm theo với những rối loạn về hành vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bên cạnh những phương pháp cải thiện trí nhớ của y học hiện đại, phương pháp điều trị dùng các chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu là hướng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Viên nang cứng Cereneed-caps là chế phẩm có thành phần gồm 10 vị dược liệu, trong đó nhiều vị dược liệu như: bạch quả, đương quy, ngưu tất... đã được chứng minh có tác dụng cải thiện trí nhớ trên trên thực nghiệm và trên bệnh nhân sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về tính an toàn và hiệu quả trên trí nhớ khi phối hợp 10 vị thuốc này với nhau. Để xác định tính an toàn của Cereneed-caps, tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của Cereneed-caps trên động vật thực nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

- Độc tính cấp: Theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon.

- Độc tính bán trường diễn: Thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.

- Phân tích và xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê theo phương pháp t-test Student và test trước - sau (Avant-après).

Kết quả nghiên cứu

            Mẫu thuốc thử Cereneed-caps không gây độc tính cấp trên chuột nhắt trắng khi cho chuột uống liều dung nạp tối đa là 49,82 g cao khô dược liệu/kg, gấp trên 74 lần liều dự kiến dùng cho người. Không có chuột nào chết, vì vậy không tính được LD50 của Cereneed-caps theo đường uống trên chuột nhắt trắng.

            Mẫu thuốc thử Cereneed-caps không gây độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng khi uống liều 334,8 mg cao khô dược liệu/kg/ngày và liều 1674 mg cao khô dược liệu /kg/ngày trong 4 tuần liên tục.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-01-05
Chuyên mục
BÀI BÁO