Khảo sát tác dụng chống oxy hóa trên dòng tế bào HepG2 của sâm Việt Nam chế biến (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

  • Danh Mỹ Thanh Ngân
  • Nguyễn Minh Đức
  • Nguyễn Ngọc Khôi

Tóm tắt

            Sâm Việt Nam (SVN), có tên khoa học Panax vietnamensis Ha et Grushv - Araliaceae, là loài sâm đặc hữu của Việt Nam. Từ khi được phát hiện, SVN đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Gần đây, một dạng chế biến mới trong đó nhân sâm được hấp ở nhiệt độ cao hơn hồng sâm - được gọi là Sun Ginseng (SG). SG có tác dụng chống oxy hóa và chống khối u gia tăng so với sâm trước chế biến. Hoạt tính chống oxy hóa của SVN đã được xác định trên các nghiên cứu in vitroin vivo. Gần đây, có vài nghiên cứu về hoạt tính sinh học của SVN hấp ở 120 oC cho thấy quá trình chế biến nhiệt bằng cách hấp ở 120 oC trong các khoảng thời gian khác nhau làm gia tăng hoạt tính chống oxy hóa. Tuy nhiên, chưa có khảo sát nào về hoạt tính chống oxy hóa trên dòng tế bào HepG2 của SVN chế biến. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này hướng tới việc đánh giá ảnh hưởng của thời gian hấp khác nhau trên sự ức chế tăng sinh tế bào HepG2 và hoạt tính chống oxy hóa của SVN chế biến ở nhiệt độ cao.

Phương pháp nghiên cứu

- Đánh giá tỉ lệ tế bào sống bằng test MTT.

- Hoạt tính kháng oxy hóa trên dòng tế bào HepG2.

- Khảo sát sự thay đổi thành phần hóa học trên sắc ký lớp mỏng.

- Xử lý số liệu: Xử lý thống kê dựa vào phép kiểm One-Way ANOVA (phần mềm SPSS 20.0).

Kết quả nghiên cứu

            Tác dụng bảo vệ hay gây độc tế bào gan HepG2 của SVN chế biến phụ thuộc vào nồng độ sử dụng và thời gian hấp sâm. Ở mẫu hấp 12 giờ, nồng độ 100 µg/ml SVN chế biến có tác dụng chống oxy hóa nội bào tốt hơn SVN trước chế biến. Trên cơ sở đó, gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học cũng như tác dụng của SVN chế biến (hấp ở 120 oC trong 12 giờ) trên các tổn thương gan do stress oxy hóa. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-01-05
Chuyên mục
BÀI BÁO