Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn làm tăng độ tan curcumin

  • Huỳnh Thị Mỹ Duyên
  • Huỳnh Văn Hóa
  • Vĩnh Định

Tóm tắt

Curcumin là thành phần chính của thân rễ nghệ vàng (Curcuma longa L.) đã được nghiên cứu với nhiều công dụng như: kháng ung thư, kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Tuy nhiên, một trong những bất lợi trong việc ứng dụng curcumin vào dạng bào chế đường uống là: curcumin có độ tan thấp nên sinh khả dụng kém và không ổn định trong đường tiêu hóa.

            Sinh dược học đã chứng minh rằng độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất là một trong những yếu tố quyết định mức độ và tốc độ giải phóng, hấp thu dược chất từ đường uống. Có nhiều phương pháp cải thiện độ tan của dược chất như giảm kích thước tiểu phân, tạo phức cyclodextrin, tạo hệ phân tán rắn, sử dụng tá dược mới... Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cải thiện độ hòa tan của curcumin, nhằm hướng đến bào chế các dạng thuốc chứa curcumin có sinh khả dụng cao.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp bào chế hệ phân tán rắn: Phương pháp nghiền ướt và bốc hơi dung môi.

- Phương pháp đánh giá độ hòa tan curcumin trong HPTR: Sử dụng máy đo độ hòa tan Erwekadt-800, loại cánh khuấy.

- Đánh giá việc tạo thành HPTR: Phân tích quang phổ hồng ngoại IR, phân tích nhiệt vi sai, soi kính hiển vi điện tử quét SEM.

- Độ ổn định của HPTR: Khoảng thời gian 1 năm, 2 năm.

Kết luận

            Khi bào chế hệ phân tán rắn của curcumin với các chất mang, độ hòa tan của curcumin được cải thiện đáng kể so với nguyên liệu ban đầu, các phương pháp bào chế hệ phân tán rắn ảnh hưởng đến mức độ hòa tan của dược chất. So sánh độ hòa tan của các công thức hệ phân tán rắn thu được kết quả công thức N_F3 bào chế bằng phương pháp nghiền ướt cho độ hoà tan cao nhất với tỷ lệ curcumin:PVP K30:Tween 80 là 1:4:0,22 và HPTR này ổn định trong 2 năm ở điều kiện nhiệt độ môi trường tự nhiên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-27
Chuyên mục
BÀI BÁO