Dược di truyền bệnh tiểu đường và những tiến bộ trong điều trị tiểu đường type 2 (phần 1)

  • Bùi Thanh Tùng
  • Nguyễn Thị Chuyên
  • Phạm Thị Minh Huệ
  • Nguyễn Thanh Hải
  • Từ Minh Koóng

Tóm tắt

Dược di truyền học nghiên cứu vấn đề cơ sở di truyền của sự biến động đáp ứng của các cá thể đối với thuốc điều trị và các vấn đề phát triển thuốc phù hợp cho các nhóm bệnh nhân có đặc tính di truyền khác nhau. Hay nói cách khác, môn học này nghiên cứu quá trình phát minh ra thuốc và sử dụng thuốc trên lâm sàng trên cơ sở đặc điểm di truyền của người bệnh. Tại Việt Nam thì khái niệm Dược di truyền học còn khá mới.

Tiểu đường (TĐ) là một căn bệnh mạn tính phổ biến và đang gia tăng trong những thập kỉ gần đây. Theo báo cáo của IDF Diabetes Atlas (2015), có 415 triệu người trên thế giới mắc bệnh TĐ, và  dự tính đến năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người và 90-95 % số người bệnh mắc TĐ type 2 (TĐT2). TĐT2 là tình trạng bệnh tăng đường huyết kèm theo giảm tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy, giảm đáp ứng của các mô với insulin (kháng insulin). Hầu hết các biến chứng của TĐT2 xảy ra do đường huyết tăng cao kéo dài là các biến chứng trên mạch máu và thần kinh như: bệnh lí võng mạc, thận, động mạch vành, mạch máu ngoại vi, đột quỵ, thần kinh. Ước tính, đến cuối năm 2015, 5 triệu người đã chết vì biến chứng liên quan đến bệnh và khoảng 46,6 % các ca tử vong là những người ở độ tuổi dưới 60.

Tiếp tục hướng nghiên cứu dược di truyền trong điều trị, bài báo này trình bày về dược di truyền trong điều trị tiểu đường và các tiến bộ đã đạt được nhằm tối ưu hóa điều trị bằng thuốc đối với từng cá thể và nâng cao khả năng kiểm soát đường huyết, đặc biệt là với các bệnh nhân tiểu đường type 2.

Phần đầu bài tổng quan gồm các nội dung về: Kiểm soát tiểu đường; Dược di truyền học bệnh tiểu đường; Biguanid.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-28
Chuyên mục
BÀI BÁO