Nghiên cứu bào chế vi nang probiotic chứa vi khuẩn Lactobacillus acidophilus bằng phương pháp đông tụ từ nhũ tương

  • Đàm Thanh Xuân
  • Nguyễn Ngọc Chiến
  • Trịnh Thị Hoa
  • Nguyễn Thị Phương Thúy

Tóm tắt

Vi nang hóa là phương pháp phổ biến nhất trong các nghiên cứu tạo nguyên liệu probiotic hiện nay. Tạo vi nang calci alginat bằng phương pháp tách pha đông tụ đơn giản, dễ tiến hành nhưng kích thước vi nang lớn nên không thuận tiện cho việc phát triển các dạng bào chế rắn. Theo nguyên tắc đông tụ từ nhũ tương, sử dụng alginat, tinh bột và vi khuẩn Lactobacillus acidophilus ATCC 4356, nghiên cứu này đã tạo được vi nang có dạng cầu, kích thước trong khoảng 200-400 mm và lượng tế bào sống sót ngay sau đông khô đạt 3,2´1010 cfu/g. Sau 6 tháng bảo quản ở 2-8 OC mật độ VSV còn 1,8´109 cfu/g  với hàm ẩm tương ứng là 3,78%.

Phương pháp nghiên cứu

- Bào chế vi nang: Theo nguyên tắc tách pha đông tụ từ nhũ tương.

- Hiệu suất tạo vi nang được tính bằng phần trăm khối lượng vi nang tạo thành chia cho khối lượng pha nội.

- Hiệu suất bao gói vi sinh vật được tính bằng phần trăm tỷ số giữa log số VSV có trong 1,0 g vi nang tạo thành  và log số vi sinh vật có trong 1,0 ml dịch pha nội.

Kết quả

Các kết quả tạo vi nang bằng phương pháp đông tụ từ nhũ tương với L. acidophilus ATCC 4356 cho thấy công thức thích hợp nhất cho quá trình tạo vi nang có độ cầu cao, phân bố kích thước nhỏ là pha nội gồm Na-Alg 3%, TB 2%, Glycerin 15%. Các thông số quy trình bao gồm tốc độ khuấy trộn 400-500 v/ph, thời gian ủ CaCl2 30 phút. Với các thông số này hiệu suất tạo vi nang đạt khoảng 72%, kích thước trong khoảng 100-400 mm, lớn hơn so với một số công bố về tạo vi nang theo phương pháp nhũ tương hóa nhưng nhỏ hơn đáng kể so với vi nang được tạo theo phương pháp tách pha đông tụ. Vi  nang thu được có mật độ VSV sau khi sấy đông khô đạt tới 3,2´1010 cfu/g; sau 6 tháng bảo quản ở 2 - 8OC vi nang vẫn giữ được hàm ẩm và mật độ VSV tương ứng là 3,78% và 1,8´109 cfu/g. Để nghiên cứu có tính ứng dụng, cần có những khảo sát tiếp theo về khả năng bảo vệ VSV trong điều kiện của dịch dạ dày và giải phóng VSV trong ruột non, đồng thời nâng cao hiệu suất của quá trình tạo vi nang.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-09
Chuyên mục
BÀI BÁO