Một số hợp chất phân lập từ lá cây dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên

  • Vũ Đức Lợi
  • Nguyễn Tiến Vững

Tóm tắt

Cây dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don) mọc khá phổ biến ở nước ta, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, trừ đờm, lợi tiểu, cầm máu, được dùng để chữa đau dạ dày, lở loét miệng, lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da, mụn nhọt. Bệnh viện Lạng Sơn là bệnh viện đầu tiên ở nước ta dùng cây dạ cẩm làm thuốc điều trị bệnh đau dạ dày từ năm 1962 cho kết quả rất tốt. Tuy đã được sử dụng trong nhân dân và trên lâm sàng điều trị bệnh, song việc nghiên cứu chuyên sâu về cây dạ cẩm còn rất ít. Bài báo này công bố một số kết quả nghiên cứu mới về thành phần hóa học của lá cây dạ cẩm, góp phần cung cấp thêm dữ liệu về cây dạ cẩm nói chung và minh chứng cho tác dụng của cây này.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất và phân lập: Chiết trong dung môi MeOH, chiết phân lớp với n-hexan, EtOAc, n-BuOH. Tinh chế bằng sắc ký cột.

- Xác định cấu trúc: IR, NMR, ESI-MS.

Kết quả

Từ lá cây dạ cẩm thu hái ở tỉnh Thái Nguyên, ngâm chiết với dung môi MeOH và sử dụng phương pháp sắc ký cột phân lập được 4 hợp chất. Cấu trúc các hợp chất phân lập được xác định thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, góc quay cực riêng, phổ hồng ngoại, phổ khối, phổ cộng hưởng hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan. Cấu trúc của 4 hợp chất phân lập từ lá cây dạ cẩm được xác định là: Isolicoflavonol (1), acid ellagic (2), β-sitosterol (3), acid ursolic (4). Trong đó hợp chất 14 lần đầu tiên phân lập được từ lá cây dạ cẩm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-09
Chuyên mục
BÀI BÁO