Khảo sát tác động kháng viêm của kem thuốc có chứa tinh dầu và cao dương cam cúc (Matricaria chamomillaL.)

  • Trần Anh Vũ
  • Võ Phùng Nguyên

Tóm tắt

Dương cam cúc (DCC) (Matricaria chamomilla L.) đã được di thực thành công vào Việt Nam và được trồng nhiều ở Đà Lạt.  Hiện nay trên thị trường, trong dòng sản phẩm ngoại nhập săn sóc và điều trị da bị viêm và dị ứng có thành phần dương cam cúc đang được ưa chuộng vì hiệu quả điều trị tốt lại an toàn cho da.Việc nghiên cứu các tỷ lệ hoạt chất phối hợp trong công thức bào chế thông qua các khảo sát về dược lý là cơ sở để quyết định hàm lượng hoạt chất cần thiết trong các kem thuốc có thể cho hiệu quả điều trị cao.

Đề tài này thông báo các kết quả về tác động kháng viêm của các công thức thuốc trên da có chứa các chế phẩm trung gian (tinh dầu, cao toàn phần) từ dương cam cúc với các nồng độ, các hệ tá dược khác nhau từ đó chọn được công thức ổn định và có tác động dược lý tốt nhất.

Nguyên liệu

Tinh dầu dương cam cúccó hàm lượng tinh dầu không dưới 0,75% do Bộ môn Bào chế, khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Chất đối chiếu: Kem Azulen của hãng Professionel Pháp mã số CC 05, 2014.Chất gây viêm: Carrageenan ( Sigma Aldrich)...

Phương pháp nghiên cứu

- Bố trí thí nghiệm: Thực hiện qua hai bước.

- Khảo sát tác động kháng viêm của hai hệ tá dược A, B không và có phối hợp dược chất với hai tỷ lệ khác nhau L1, L2.

- Thiết kế và tối ưu hóa công thức kem thuốc.

Kết quả

Đã chọn được hệ tá dược có khả năng giải phóng hoạt chất tốt từ dẫn chất oliu và công thức kem thuốc có thành phần hoạt chất chính gồm tinh dầu DCC 0,5%, cao toàn phần DCC 2%, cho tác động kháng viêm tốt. Có thể sản xuất được những kem thuốc có hiệu quả trong điều trị các bệnh viêm da từ nguồn dược liệu ổn định trong nước, dần thay thế hàng ngoại nhập.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-19
Chuyên mục
BÀI BÁO