Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và độc tính cấp của chế phẩm cốm hỗn dịch từ cao quế và khổ qua loại quả nhỏ

  • Trần Anh Vũ
  • Hoàng Thái Phượng Các

Tóm tắt

Bệnh đái tháo đường type II đang có khuynh hướng gia tăng trong dân số của xã hội phát triển ngày nay. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân phải dùng thuốc lâu dài và chịu nhiều biến chứng do thuốc. Vì vậy, việc tìm kiếm các thuốc từ dược liệu trong nước để hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường là một việc làm cần thiết.Quế (Cinnamomum obtusifolium Nees, Lauraceae) và khổ qua rừng (Momordica charantia L., Cucurbitaceae) là hai loại dược liệu rất quen thuộc, đã được người dân dùng hỗ trợ trong điều trị đái tháo đường. Để có những sản phẩm kết hợp từ dược liệu quế và khổ qua rừng tại Việt Nam, đề tài thực hiện thử độc tính cấp và tác dụng hạ glucose huyết của sản phẩm cốm hỗn dịch từ cao của hai dược liệu quế và khổ qua rừng mà nhóm nghiên cứu đã bào chế sản phẩm tại Bộ môn Bào chế Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên liệu

Cốm thành phẩm (cốm TP) do Bộ môn Bào chế, Khoa Dược, Đại Học Y Dược cung cấp, dạng gói, mỗi gói cốm chứa 1 g cao hỗn hợp, với tỷ lệ cao quế và cao khổ qua là 40:60.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng STZ.

- Phương pháp định lượng glucose.

- Phương pháp đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của cốm trên chuột nhắt gây tăng glucose huyết bằng STZ.

- Phương pháp đánh giá độc tính cấp tính.

- Xử lý thống kê: Ssử dụng phép kiểm Kruskal-Wallis, Wilcoxon signed-rank và Mann-Whitney với phần mềm SPSS 20.

Kết quả

Cốm thành phẩm quế - khổ qua cho uống liều 0,84 và 1,26 g/kg thể hiện tác dụng hạ đường huyết tương đương với thuốc chứng glibenclamid uống liều 5 mg/kg trên mô hình chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin IV liều 170 mg/kg.Chế phẩm không thể hiện độc tính ngay cả khi thử với liều cao nhất có thể cho uống 18,75 g/kg.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-26
Chuyên mục
BÀI BÁO