Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo vi học của cây xương chua –Hibiscus surattensis L., họ Bông (Malvaceae)

  • Nguyễn Cao Toàn
  • Trương Thị Đẹp
  • Lê Ngọc Kính

Tóm tắt

Xương chua còn được gọi là bụp xước hay tai chua có tên khoa học là Hibiscus surattensis L., là một loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Trung như Phú Yên, Khánh Hòa,...Theo kinh nghiệm dân gian của nhiều quốc gia vùng nhiệt đới châu Phi và ở Việt Nam, nước sắc toàn cây có tác dụng chữa trị một số bệnh về đường sinh dục và hô hấp. Tuy nhiên, chưa có tài liệu mô tả về các đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài này ở Việt Nam để làm cơ sở cho việc định danh và kiểm nghiệm về mặt vi học dược liệu này. Do vậy, bài báo này mô tả đặc điểm hình thái và vi học của mẫu cây xương chua được thu hái ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhằm xác định tên khoa học của loài và cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học để giúp nhận diện, kiểm nghiệm dược liệu của loài này.

Nguyên liệuMẫu cây tươi có đầy đủ các bộ phận rễ, cành, lá, hoa của loài xương chua được thu hái tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vào tháng 12 năm 2015.Phương pháp nghiên cứu- Khảo sát đặc điểm hình thái: Quan sát bằng mắt thường, kính lúp hoặc kính hiển vi quang học; mô tả và chụp ảnh các đặc điểm khảo sát. Tên khoa học của loài được xác định bằng cách dựa vào đặc điểm hình thái đã phân tích của cây và so với các tài liệu.- Khảo sát đặc điểm giải phẫu: Làm tiêu bản và quan sátbằng kính hiển vi quang học.

Kết quả

Các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa, cấu tạo giải phẫu của rễ, thân, lá, cuống lá và thành phần bột thân, lá, hoa, hạt của xương chua - Hibiscus surattensis L., lần đầu tiên được mô tả một cách chi tiết. Những đặc điểm này giúp nhận dạng và kiểm nghiệm về mặt vi học của loài. Trong đó, lá đài phụ là đặc điểm quan trọng nhất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-26
Chuyên mục
BÀI BÁO