Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ lá cây dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên

  • Vũ Đức Lợi
  • Nguyễn Thị Hường

Tóm tắt

Cây dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, trừ đờm, lợi tiểu, cầm máu, được dùng để chữa đau dạ dày, lở loét miệng, lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da, mụn nhọt. Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây dạ cẩm cũng cho thấy có tác dụng: chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn. Hiện nay có một số chế phẩm từ cây dạ cẩm đang được lưu hành ở nhiều địa phương để điều trị bệnh đau dạ dày. Một số nghiên cứu cho thấy cây dạ cẩm có chứa thành phần alcaloid, saponin, tanin, anthraquinon... Trong số báo trước, nhóm nghiên cứu đã công bố 4 hợp chất phân lập từ cây dạ cẩm: Isolicoflavonol,acid ellagic, β-sitosterol, acid ursolic. Bài báo này tiếp tục công bố một số kết quả nghiên cứu mới về thành phần hóa học của lá cây dạ cẩm, góp phần cung cấp thêm dữ liệu về cây dạ cẩm nói chung và minh chứng cho tác dụng của cây này.

Nguyên liệu

            Mẫu cây dạ cẩm được thu hái vào tháng 8 năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất và phân lập: Chiết xuất bằng MeOH ở nhiệt độ phòng. Phân lập bằng sắc ký cột.

- Xác định cấu trúc: ESI-MS, 1H-NMR, 13C-NMR.

Kết quả

Từ lácây dạ cẩm thu hái ở tỉnh Thái Nguyên, ngâm chiết với dung môi MeOH và sử dụng phương pháp sắc ký cột, phân lập được 3 hợp chất. Cấu trúc các hợp chất phân lập được xác định thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, phổ hồng ngoại, phổ khối, phổ cộng hưởng hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan. Cấu trúc của 3 hợp chất phân lập từ lá cây dạ cẩm được xác định là: 8-prenylgalangin (1) arctiin(2), 5,7-dihydroxy-6-prenylflavanon(3). Trong đó hợp chất 13 lần đầu tiên phân lập được từ lá cây dạ cẩm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-10-11
Chuyên mục
BÀI BÁO