Một số hợp chất phân lập từ thân dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.)

  • Nguyễn Thị Hường
  • Vũ Đức Lợi

Tóm tắt

Ở Việt Nam, dây đau xương mọc nhiều ở vùng Tây Bắc, được sử dụng chữa sốt, phong thấp, chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, bồi bổ sức khỏe, trị rắn cắn... Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh dây đau xương có tác dụng trong sốt rét, hạ sốt, kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng u. Ở nước ta, cho đến nay có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dược liệu này. Vì vậy bài báo này công bố một số hợp chất phân lập được từ thân dây đau xương, góp phần định hướng nghiên cứu về tác dụng sinh học tốt hơn.

Nguyên liệu

Mẫu dây đau xương được thu hái vào tháng 1 năm 2017 tại thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, sau một năm trồng.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chiết xuất, phân lập: Chiết siêu âm bằng methanol. Phân lập bằng sắc ký cột.

- Xác định cấu trúc: MS, NMR.

Kết quả

Đã sử dụng phương pháp ngâm chiết với dung môi MeOH và phương pháp sắc ký cột phân lập được 3 hợp chất từ thân dây đau xương thu hái ở tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, phổ hồng ngoại, phổ khối, phổ cộng hưởng hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan. Ba hợp chất phân lập được xác định cấu trúc là: 5,3′,4′,5′-tetramethoxy-6,7-methylenedioxyisoflavon (1), acetovanillon (2), acid asiatic (3). Hợp chất 1 lần đầu tiên được phân lập từ thân dây đau xương.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-04-19
Chuyên mục
BÀI BÁO