Các hợp chất phenolic phân lập từ lá cây dâu tằm (Morus alba L.)

  • Nguyễn Thị Mai

Tóm tắt

            Dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), được biết đến với nhiều công dụng như lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm và sốt, an thần, bổ thận, sáng mắt, chữa mất ngủ và bạc tóc sớm... Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới cũng cho thấy các dịch chiết và các bộ phận của cây dâu tằm có chứa nhiều hợp chất với nhiều hoạt tính sinh học quý báu như bảo vệ tim mạch, kháng viêm, phòng và điều trị bệnh Alzheimer, điều hòa miễn dịch... Điều này cho thấy nếu tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học sẽ khai thác thêm tiềm năng trong việc phòng và chữa bệnh trong dân gian của cây dâu tằm. Bài báo này công bố về các hợp chất phenolic phân lập từ lá cây dâu tằm.

Nguyên liệu

Mẫu lá cây dâu tằm được thu tại Thái Bình, tháng 4 năm 2015.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất, phân lập: Chiết nóng bằng methanol. Phân lập bằng sắc ký cột.

- Xác định cấu trúc: 1H-NMR, 13C-NMR.

Kết quả

Cấu trúc hóa học của 3 hợp chất phenolic lần lượt được xác định là atalantoflavon (1), kuwanon S (2) và acid caffeic (3) dựa vào kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp so sánh với số liệu đã được công bố trước đây. Đây là lần đầu tiên hợp chất acid caffeic (3) được thông báo phân lập từ cây dâu tằm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-04-19
Chuyên mục
BÀI BÁO