Nghiên cứu hoạt tính kháng viêm từ thân cây bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau, Acanthaceae)

  • Nguyễn Thị Trang Đài
  • Huỳnh Ngọc Thụy

Tóm tắt

Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau, Acanthaceae) từ lâu đã được xem là vị thuốc cổ truyền ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Tiếp theo các bài báo trước, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu hoạt tính kháng viêm từ thân cây bìm bịp mọc tại Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu

Loài bìm bịp nghiên cứu được thu hái ở núi Cấm, Châu Đốc, An Giang vào tháng 12/2015. Nguyên liệu

Albumin huyết thanh bò, carrageenin, diclofenac natri. Động vật thử nghiệm: Chuột nhắt trắng (chủng Swiss albino).

Phương pháp ghiên cứu

- Phương pháp chiết xuất: Dược liệu được tách riêng bộ phận dùng thành rễ, thân, lá và được chiết nóng với ethanol 96%.

- Phương pháp thử hoạt tính kháng viêm.

- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007.

Kết quả

Trên mô hình in vitro, xác định được cao ethanol toàn phần 96% của thân có tác dụng kháng viêm mạnh hơn rễ và lá, cao phân đoạn ethyl acetat có tác dụng kháng viêm mạnh hơn cao dichloromethan và cao nước, phân đoạn 4 của cao ethyl acetat có tác dụng kháng viêm mạnh hơn 3 phân đoạn còn lại. In vivo, lô uống cao ethyl acetat  liều 1000 và 2000 mg/kg cho hoạt tính kháng viêm giảm phù vào ngày đầu điều trị. Tuy mức độ tác dụng có kém so với diclofenac 10 mg/kg nhưng cũng chứng tỏ bìm bịp có tác dụng kháng viêm cấp và các chất có tác dụng kháng viêm cấp nằm nhiều ở cao phân đoạn ethyl acetat. Ngoài ra khi cho uống diclofenac natri, chuột có dấu hiệu chán ăn, có thể do tác dụng phụ gây kích ứng dạ dày, còn khi uống cao ethyl acetat thì chuột vẫn ăn uống bình thường. Chứng tỏ cao ethyl acetat có tác dụng kháng viêm nhưng chưa phát hiện ra tổn thương trên dạ dày so với các chất kháng viêm khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-04-19
Chuyên mục
BÀI BÁO