Phân lập và đánh giá tác dụng độc tế bào của các alkaloid trong cây cam thảo nam (Scoparia dulcis L., Scrophulariaceae)

  • Lý Kiến Hoa
  • Trần Thị Vân Anh
  • Trần Thị Phương Uyên
  • Đỗ Thị Hồng Tươi

Tóm tắt

Cam thảo nam (Scoparia dulcis L) mọc khá phổ biến ở nước ta và được sử dụng trong dân gian với công dụng như thanh nhiệt giải độc, giảm đau, trị ho, sốt rét, tiểu đường, ung thư... Nhiều nghiên cứu hóa học đã công bố trong loài S.dulcis có các nhóm hợp chất như diterpen, triterpen, flavonoid và alkaloid... Một số nghiên cứu dược lý gần đây cho thấy thành phần alkaloid trong cam thảo nam có tác dụng ức chế tế bào ung thư tuyến tiền liệt, kích thích sản sinh insulin. Để góp phần đánh giá tác dụng của nhóm alkaloid, đề tài thực hiện việc chiết tách alkaloid trong cam thảo nam và đánh giá tác dụng ức chế sự tăng trưởng tế bào của nhóm chất này trên 3 dòng tế bào là tế bào ung thư vú (MDA-MB-231), tế bào ung thư cơ vân (RD) và tế bào biểu mô thận heo (LLC-PK1).

Nguyên liệu

Cam thảo nam thu hái tại địa bàn quận 12, TP. Hồ Chí Minh (9/2015). Được giám định tên khoa học là Scoparia dulcis L. (Scophulariaceae).

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chiết xuất và phân lập: Phương pháp chiết ngấm kiệt với cồn 96%, phân tách bằng sắc ký cột . Cấu trúc chất phân lập được xác lập bằng phổ MS và NMR.

- Khảo sát tác động trên sự tăng trưởng tế bào.

Kết luận

Các alkaloid trong Scoparia dulcis có khung cấu trúc benzoxazinoid với vòng lactam là vòng 5 cạnh hay 6 cạnh. 5 alkaloid phân lập không thể hiện độc tính trên dòng tế bào bình thường- tế bào biểu mô thận heo (LLC-PK1) và chỉ có hợp chất N - methylbenzoxazolinon, một alkaloid lần đầu phân lập từ Scoparia dulcis thể hiện độc tính tế bào ung thư cơ vân RD với IC50 = 67,0 µM.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-04-23
Chuyên mục
BÀI BÁO