Đánh giá hàm lượng ba độc tố acid okadaic, dinophysistoxin-1 và dinophysistoxin-2 trong sò lông và sò huyết tại một số vùng ven biển Việt Nam

  • Lê Đình Chi
  • Tống Thị Thanh Vượng
  • Lê Thị Hồng Hảo

Tóm tắt

Các độc tố gây hội chứng tiêu chảy do ngộ độc nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Diarrhetic shellfish poisoning - DSP) là một nhóm độc tố do một số loài tảo độc, chủ yếu thuộc chi Dinophysis (như D. caudata, D. fortii...) sản sinh ra, sau đó theo chuỗi thức ăn xâm nhập vào cơ thể người. Các độc tố này là nguyên nhân gây ra một số vụ ngộ độc trên người dẫn tới việc hiện tại nhiều quốc gia đã quy định giới hạn độc tố nhóm DSP. Trong các nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đã xây dựng  phương pháp định lượng đồng thời acid okadaic (OA), dinophysistoxin-1 (DTX-1) và dinophysistoxin-2 (DTX-2) ở dạng tự do và tổng lượng trong mẫu nhuyễn thể hai mảnh vỏ bằng LC-MS/MS. Trong nghiên cứu này, hàm lượng các độc tố OA, DTX-1 và DTX-2 được đánh giá trên các mẫu sò lông (Anadara subrenata) và sò huyết (Tegillarca granosa) được lấy mẫu tại một số địa bàn ven biển Việt Nam.

            Nguyên liệu

- Chất đối chiếu OA, DTX-1, DTX-2, dung môi và hóa chất đạt tiêu chuẩn.

Phương pháp nghiên cứu

- Điều kiện sắc ký: Các điều kiện được sử dụng cho quá trình phân tích bằng UPLC.

- Điều kiện khối phổ hai lần: OA và DTX-2 được phát hiện sử dụng ion sơ cấp.

- Xử lý mẫu theo quy trình.

Kết luận

Kết quả phân tích các độc tố OA, DTX-1 và DTX-2 trên 48 mẫu sò lông và 20 mẫu sò huyết được lấy mẫu tại Nam Định và Thanh Hóa từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017 cho thấy có 7 mẫu nhiễm độc tố OA, trong đó 2 mẫu chứa OA ở cả dạng tự do và kết hợp ở mức định lượng được. Độc tố có xu hướng xuất hiện trong sò nhiều hơn vào mùa khô so với mùa mưa, và không có mẫu nào chứa độc tố cao hơn mức quy định hiện hành là tương đương 0,16 mg OA trong một kg thịt nhuyễn thể [1], nên các mẫu đã phân tích vẫn an toàn để làm thực phẩm cho người.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-04-27
Chuyên mục
BÀI BÁO