Nghiên cứu xây dựng phương pháp HPLCđịnh lượng acid rosmarinic và luteolin trong cao đặc tía tô

  • Phan Nguyễn Trường Thắng
  • Vưu Thanh Tú Quyên
  • Huỳnh Ngọc Trinh
  • Hà Minh Hiển

Tóm tắt

Lá tía tô, hay còn gọi là Tô diệp là lá (hoặc có thể lẫn nhánh non) đã phơi hay sấy khô của cây Tía tô [Perilla frutescens (L.) Britt.], họ Bạc hà (Lamiaceae), được trồng nhiều ở Việt Nam và các quốc gia châu Á khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan... Lá tía tô có nhiều công năng như giải biểu tán hàn, hành khí hòa vị, lý khí an thai...và được sử dụng trong điều trị cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý của lá tía tô đã được quan tâm đáng kể. Thành phần tinh dầu bao gồm các dẫn chất monoterpen, tiêu biểu gồm có perillaldehyd, perillen, β-caryophyllen, thujopsen, β-farnesen, limonen, elsholtziaketon, perillaketon, furylketon, linalool, và trans-citral. Các thành phần hóa học có hoạt tính khác như acid ursolic (một triterpen glycosid) và acid rosmarinic cũng hiện diện trong lá tía tô. Ngoài ra, 16 loại flavonoid (5 anthocyanidin, 2 flavon và 9 flavon glycosid) đã được tìm thấy trong lá và hạt tía tô; trong đó, 3-p-coumarylglucoside-5-glucosid của cyanidin và 7-caffeylglucosid của apigenin và luteolin là phần thành chính trong lá. Trong các hợp chất trên, hai hợp chất acid rosmarinic và luteolin đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng dị ứng cũng như ức chế sự hình thành và tiến triển khối u. Nghiên cứu nàu nhằm mục tiêu định lượng 2 thành phần này trong cao chiết toàn phần từ lá tía tô, từ đó làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn cho cao chiết để sử dụng trong các thử nghiệm đánh giá hoạt tính kháng ung thư của lá tía tô.

Nguyên liệu

Tía tô được thu hái ở Hà Nội vào tháng 12 năm 2016. Điều chế cao bằng phương pháp ngấm kiệt với ethanol 50%. Cô dịch chiết ở 95oC để thu được cao đặc có hiệu suất chiết là 26,14 %.

Phương pháp nghiên cứu

- Chuẩn bị dung dịch chuẩn và dung dịch thử: Dung môi hòa tan mẫu; Dung dịch chuẩn acid rosmarinic; Dung dịch chuẩn luteolin.

            - Điều kiện sắc ký.

- Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn acid rosmarinic.

            - Thẩm định phương pháp phân tích.

            Kết luận

Phương pháp đề xuất để định lượng acid rosmarinic và luteolin trong cao đặc lá tía tô bằng sắc ký lỏng cột pha đảo được thẩm định theo hướng dẫn của ICH cho thấy đạt độ đúng, chính xác, tin cậy và dễ áp dụng, tiết kiệm thời gian. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-19
Chuyên mục
BÀI BÁO