Một số hợp chất phân lập từ phân đoạn dịch chiết ethylacetate của lá cây dâu tằm (Morus alba L.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên

  • Vũ Đức Lợi
  • Nguyễn Thị Hường

Tóm tắt

Cây dâu tằm (Morus alba L.) trong sách cổ của Trung Quốc được coi là loài cây quý, bởi nó có rất nhiều công dụng đối với con người, vừa có thể làm thuốc trị bệnh, vừa có thể làm thực phẩm bồi bổ cơ thể. Trong đó, lá dâu tằm không chỉ được dùng để chữa các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, viêm đường hô hấp, nhức đầu, mờ mắt...mà còn được dùng với công dụng làm đẹp da, trắng da. Lá dâu được coi là một trong những nguồn nguyên liệu tự nhiên trong việc làm đẹp da, loại bỏ vết thâm nám, tàn nhang trên da. Trên thế giới, một số nghiên cứu về cây dâu cho thấy có chứa thành phần chủ yếu là flavonoid và có tác dụng chống oxy hóa tốt. Để góp phần cung cấp những cơ sở tiền đề cho việc ứng dụng nguyên liệu lá dâu trong chăm sóc sức khỏe, bài báo công bố một số thành phần hóa học được phân lập từ lá dâu.

Nguyên liệu

Mẫu cây dâu tằm được thu hái vào tháng 6 năm 2016 tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Được giám định tên khoa học là: Morus alba L., họ Dâu tằm Moraceae.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất và phân lập: Ngâm chiết bằng methanol.

- Xác định cấu trúc: Bằng phổ NMR, MS, HMBC, DEPT, HSQC.

Kết luận

            Từ phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá cây dâu tằm thu hái tại tỉnh Thái Nguyên, sử dụng phương pháp sắc ký đã phân lập, xác định cấu trúc phân tử 3 hợp chất là: maesopsin-4-O-glucosid (1), leonurisid A (2), eriodictyol (3). Cấu trúc của 3 hợp chất được xác định thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, phổ tử ngoại, phổ khối, phổ cộng hưởng hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan. Các hợp chất này lần đầu tiên phân lập được từ lá cây dâu. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-19
Chuyên mục
BÀI BÁO