Khảo sát hàm lượng flavonoid trong vỏ hạt một số giống đậu xanh bằng phương pháp HPLC

  • Nguyễn Đình Dũng
  • Nguyễn Thu Hằng
  • Nguyễn Duy Chí
  • Hứa Thùy Linh

Tóm tắt

Đậu xanh là loại lương thực rất gần gũi với nhân dân ta. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, đậu xanh còn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở dạng toàn hạt hoặc vỏ hạt để làm thuốc chữa bệnh. Hạt đậu xanh để chữa sốt nóng, phiền khát, phù thũng, tả lỵ, mụn nhọt sưng tấy, loét miệng lưỡi, các trường hợp ngộ độc. Vỏ hạt đậu xanh có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc tốt hơn so với hai lá mầm. Một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy flavonoid chiết từ vỏ hạt đậu xanh có tác dụng bảo vệ cơ thể chống phóng xạ, chống đột biến, chống u thực nghiệm. Như vậy, vỏ đậu xanh có thể trở thành nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh. Dược điển Việt Nam IV đã có chuyên luận đậu xanh (toàn hạt) mà chưa có chuyên luận vỏ hạt. Hiện nay, tại các địa phương trong nước có nhiều giống đậu xanh được trồng nhưng chưa được nghiên cứu thành phần vỏ hạt. Do đó, dược liệu vỏ hạt đậu xanh cần được nghiên cứu để tiêu chuẩn hóa để quản lý chất lượng hiệu quả và nâng cao giá trị sử dụng. Trong quá trình thu thập mẫu, nhóm nghiên cứu đã thu thập được mười giống đậu xanh đang được trồng phổ biến ở Việt Nam. Các giống được đem về trồng tại Viện Nghiên cứu Ngô trong cùng điều kiện và chế độ chăm sóc. Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu sau: (i) Xây dựng phương pháp HPLC để định lượng đồng thời một số flavonoid trong vỏ hạt đậu xanh. (ii) Định lượng một số flavonoid trong vỏ hạt 10 giống đậu xanh, được thu thập và trồng ở Viện Nghiên cứu Ngô. Kết quả nghiên cứu là cơ sở bước đầu cho việc tạo nguồn nguyên liệu, tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu vỏ hạt đậu xanh.

                Đối tượng

                Mười giống đậu xanh nghiên cứu được cung cấp bởi một số đơn vị nghiên cứu giống cây trồng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các giống được đem về trồng trong cùng điều kiện tại Viện Nghiên cứu Ngô, Bộ NN&PTNT từ tháng 10/3/2016 và thu hoạch lấy hạt vào tháng 5/5/2016. Được xác định tên khoa học là Vigna radiata (L.) R. Wilczeck, họ Đậu (Fabaceae). Phương pháp nghiên cứu

                - Thẩm định quy trình định lượng: Tính đặc hiệu; Tính tương thích của hệ thống; Độ tuyến tính và khoảng xác định; Độ lặp lại; Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng.

                - Định lượng isovitexin và vitexin trong vỏ hạt một số giống đậu xanh trồng ở Việt Nam.

                Kết luận

Nghiên cứu đã xây dựng và thẩm định được phương pháp định lượng đồng thời isovitexin và vitexin trong vỏ hạt đậu xanh.

Nghiên cứu đã đánh giá được hàm lượng của isovitexin và vitexin trong 10 giống đậu phổ biến được theo dõi và trồng trong cùng một điều kiện tại Viện Nghiên cứu Ngô thuộc Viện Nông nghiệp Việt Nam. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-19
Chuyên mục
BÀI BÁO