Khảo sát hoạt tính kháng viêm in vitro các hợp chất alkaloid từ rễ cây bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack)

  • Lê Thanh Liêm
  • Đào Thị Thanh Hiền
  • Phạm Thanh Bình
  • Phạm Văn Cường
  • Nguyễn Tiến Đạt
  • Nguyễn Hải Đăng

Tóm tắt

Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack), họ Thanh thất (Simaroubaceae) hay còn gọi là bách bệnh, mật nhân, mọc phổ biến ở nước ta, nhiều nhất ở miền Trung và Tây Nguyên. Rễ bá bệnh đã được sử dụng làm thuốc trong dân gian chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, vỏ thân còn dùng làm thuốc chữa sốt rét, giải độc rượu, chữa đau mỏi do thấp; tăng cường chức năng sinh dục nam... Các nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy các nhóm hợp chất alkaloid, terpenoid và flavonoid được phát hiện chủ yếu ở loài này. Các nhóm hợp chất trên thể hiện hoạt tính phong phú như: chống ký sinh trùng sốt rét, tăng khả năng sinh dục, gây độc tế bào ung thư, kháng u, chống viêm, kháng khuẩn... Bài báo này mô tả quy trình phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất 1-4 và đánh giá tác dụng kháng viêm in vitro các hợp chất thông qua cơ chế ức chế sự sản sinh NO trên dòng tế bào đại thực bào chuột RAW264.7.

            Nguyên liệu

Rễ của cây bá bệnh được thu hái tại Kỳ Sơn, Nghệ An vào tháng 3/2017. Mẫu được nhận dạng và giám định tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất và phân lập các hợp chất: Ngâm chiết với MeOH. Phân tách các hợp chất bằng sắc ký cột.

- Phương  pháp  đánh  giá  tác  dụng  kháng  viêm: Dựa trên cơ chế sản sinh NO trong dòng tế bào đại thực bào chuột RAW264.7 khi  được  kích  thích  bởi  LPS. Giá trị IC50 được xác định theo phương pháp hồi quy không tuyến tính trên phần mềm Graphpad Prism 6.0.

            Kết quả

            Tử cặn chiết giàu alkaloid của rễ cây bá bệnh, đã phân lập và xác định  được bốn hợp chất alkaloid thuộc khung canthin-6-on gồm có: 9-hydroxycathin-6-on (1), 9-metoxycanthin-6-on (2), 9,10-dimetoxycanthin-6-on (3) và 5-metoxycanthin-6-on (4). Đây là lần đầu tiên các alkaloid 34 được phân lập từ rễ bá bệnh tự nhiên ở Việt Nam. Hợp chất 3 thể hiện hoạt tính kháng viêm thông qua hoạt động ức chế sản sinh NO trên dòng tế bào đại thực bào chuột RAW264.7.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-27
Chuyên mục
BÀI BÁO