Hoạt tính kháng nấm và thành phần hóa học của phân đoạn n-hexan thân và lá đương quy di thực Nhật Bản (Angelica acutiloba Sieb. et Zucc.) mọc tại Việt Nam

  • Vũ Văn Điền
  • Nguyễn Thị Thanh Nhàn
  • Đỗ Văn Phúc
  • Nguyễn Thanh Hương
  • Phạm Quang Dương
  • Nguyễn Quang Tùng
  • Vũ Đình Hoàng
  • Nguyễn Hữu Tùng
  • Phạm Hồng Minh
  • Lê Đăng Quang

Tóm tắt

Phần thân lá cây đương quy Nhật Bản (Angelicae acutiloba) sau khi thu hoạch củ ở Việt Nam thường bị bỏ đi và chưa được tận dụng vào các mục đích khác để tăng giá trị. Phần trên mặt đất (lá và thân) được coi là phần sinh khối có tỷ lệ khá lớn so với phần củ và còn chứa nhiều hoạt chất có giá trị như Z-ligustilid, butyliden phthalid và furfural trong các phân đoạn tinh dầu, các dẫn xuất của polyacetylen và coumarin trong các cắn chiết dung môi hữu cơ. Bài báo này trình bày kết quả sàng lọc hoạt tính kháng nấm của phần lá và thân của cây đương quy, phân lập các hợp chất mang hoạt tính từ phân đoạn n-hexan và hoạt tính ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm mốc của phân đoạn n-hexan và các chất chính của phần thân, lá cây đương quy Nhật Bản di thực trồng tại Sa Pa (Lào Cai). 

Nguyên liệu

Phần thân và lá của cây đương quy di thực Nhật Bản trồng tại Sa Pa, Lào Cai được thu thập vào tháng 9/2017. Mẫu đã được nhận dạng.

Phương  pháp nghiên cứu

- Chiết xuất và phân lập: Ngâm chiết với MeOH ở nhiệt độ phòng. Phân tách các chất bằng sắc ký cột.

- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được: Bằng phổ MS, 1H-NMR, 13C-NMR.

- Kỹ thuật thử hoạt tính kháng nấm đối với nấm mốc: Phương pháp bioautography và food-poisoned technique.

Kết quả

Bằng phương pháp phân lập định hướng hoạt tính kháng nấm S. rolfsii và kết hợp với các phương pháp phân tích phổ hiện đại, đã phân lập và xác định cấu trúc phân tử của các chất Z-ligustilid (1), stigmasterol (2) và cassipourol (3) trong phân đoạn n-hexan của phần thân và lá cây đương quy Nhật Bản (A. acutiloba) trồng tại Việt Nam. Trong đó, chất 3 lần đầu tiên được tìm thấy trong cây A. acutiloba. Hoạt tính kháng nấm của 12 lần đầu tiên đã được định lượng đối với nấm S. rolfsii, theo đó chất 1 có hoạt tính mạnh hơn so với 2. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thành phần hoạt chất và hiệu quả ức chế nấm nấm S. rolfsii của phân đoạn n-hexan phần thân và lá cây đương quy Nhật Bản. Các kết quả nghiên cứu này gợi mở hướng ứng dụng mới của phần phụ phẩm dược liệu từ thân và lá cây đương quy Nhật Bản cho việc tạo thành cao chiết kháng nấm S. rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường thấy ở nhiều loài cây dược liệu ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-27
Chuyên mục
BÀI BÁO