Tổng hợp, đặc trưng hóa lý và hoạt tính kháng ung thư in vitro của phức sắt (III)-N,N’-bis(salicyliden)-1,2-phenylendiamin và một số dẫn chất

  • Nguyễn Quang Trung
  • Phạm Thị Phương Nam
  • Nguyễn Văn Tuyến
  • Nguyễn Quốc Tuấn

Tóm tắt

Các phức Fe(III) với các salophen (N,N'-bis(salicyliden)-1,2-phenylendiamin) thể hiện là một phức chất tiềm năng chữa trị các bệnh ung thư, chúng có hoạt tính khá tốt đối với một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú MCF-7, MDA-MB-231, ung thư ruột kết HT-29 và đặc biệt là ung thư máu BJAB, được chứng minh là có khả năng vượt qua sự kháng thuốc đối với vincristin và daunorubicin. Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng không gian và điện tử của các nhóm thế nhường điện tử t-butyl trong vòng salicyl đến hoạt tính kháng ung thư phổ rộng của phức Fe(III) với các phối tử này, chúng tôi tiến hành tổng hợp các phức Fe(III) với phối tử salophen có nhóm thế t-butyl ở vị trí 3 và 5, đánh giá đặc trưng và lần đầu tiên xác định hoạt tính kháng ung thư in vitro của chúng với dòng tế bào ung thư biểu mô KB và ung thư gan Hep-G2.

Nguyên liệu

Các hóa chất được mua từ các nhà cung cấp trên thị trường và không qua tinh chế.

Phương pháp nghiên cứu

- Tổng hợp hóa học: Điều chế phối tử tương tự như quy trình phản ứng đã công bố. Các phức chất [Fe(III)(L)Cl] được điều chế theo tài liệu.

- Đánh giá hoạt tính sinh học: Hoạt tính kháng ung thư được thực hiện tại Phòng Hóa sinh Ứng dụng, Viện Hóa học theo phương pháp MTT.

Kết quả

Qua nghiên cứu này các phối tử salophenH2, 3-t-busalophenH2 và 3,5-di-t-busalophenH2 đã được tổng hợp với quy trình đạt hiệu suất cao (> 90 %) và các đặc trưng hóa lý của chúng đã được nghiên cứu bằng các phương pháp phổ hiện đại như NMR, IRESI-MS. Các phức chất Fe(III) của các phối tử này cũng được tổng hợp và được đặc trưng bằng các phổ ESI-MS, IR UV-vis. Kết quả cho thấy các phức chất thu được có công thức phù hợp như đã đề xuất. Lần đầu tiên hoạt tính sinh học của các phức này với các dòng tế bào ung thư biểu mô KB và ung thư gan Hep-G2 đã được đánh giá. Kết quả cho thấy phức [Fe(III)(salophen)Cl] có hoạt tính kháng ung thư tốt (IC50 < 1,23 µM). Tuy nhiên, với các dẫn xuất chứa t-butyl ở vị trí 3- và 5- trong vòng salicyl thì hoạt tính kháng ung thư giảm đáng kể đối với cả 2 dòng tế bào KB và Hep-G2.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-27
Chuyên mục
BÀI BÁO