Nghiên cứu thực vật học và đa dạng di truyền của cây hồng quân (Flacourtia rukam Zoll. et Mor.) tại Việt Nam

  • Thái Thị Cẩm
  • Huỳnh Kỳ
  • Văn Quốc Giang
  • Huỳnh Ngọc Thụy

Tóm tắt

Kinh nghiệm dân gian của Việt Nam dùng rễ hồng quân chữa tiểu buốt, tiểu dắt, phì đại tiền liệt tuyến... Theo các nghiên cứu gần đây, lá hồng quân có tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa, kháng viêm... Cây hồng quân mọc hoang hoặc trồng bằng cách giâm cành nên khi so sánh về mặt hình thái thì không có sự khác biệt rõ rệt giữa các cá thể. Tại Việt Nam có gần 50 loài hồng quân nhưng chưa có công trình nào công bố nghiên cứu về đặc điểm thực vật, sự đa dạng di truyền của các loài hồng quân thuộc chi Flacourtia cũng như chưa giải trình tự gen để định danh chính xác tên loài. Bài báo này thông báo kết quả khảo sát sự đa dạng di truyền của 15 mẫu hồng quân tại các tỉnh và thực hiện giải trình tự gen để định danh chính xác tên khoa học của các loài hồng quân mọc tại Việt Nam.

Nguyên liệu

15 mẫu hồng quân thu hái ở các tỉnh khác nhau tại Việt Nam vào tháng 10 năm 2017, các mẫu được định danh sơ bộ thuộc chi Flacourtia.

Phương  pháp nghiên cứu

- Khảo sát sơ bộ hình thái thực vật: Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái của mẫu tươi thu hái, so sánh với tài liệu tham khảo sơ bộ xác định loài.

- Phương pháp ly trích và làm sạch DNA: Theo phương pháp CTAB rút gọn.

- Kiểm tra DNA bằng phương pháp điện di gel agarose.

- Phương pháp phân tích sự đa dạng di truyền của hồng quân bằng chỉ thị RAPD: Phản ứng PCR với mồi RAPD được tiến hành chạy trên máy PCR GeneAmp PCR System 2700.

- Điện di sản phẩm PCR và giải trình tự.

Kết quả

Qua phân tích kiểu hình và kiểu gen, kết quả cho thấy 15 mẫu hồng quân ở 9 tỉnh thành tại Việt Nam được xếp làm 3 nhóm chính, trong đó mẫu HQ275 là loài Flacourtia rukam (99%) và HQ2941 tương đồng 92% với F. rukam có thể là vị trí nhóm dưới loài hoặc là loài phụ của F. rukam, 13 mẫu còn lại là loài Flacourtia indica. Kết quả này là cơ sở trong việc đánh giá nguồn gen các loài hồng quân, đặc biệt loài Flacourtia rukam là nguồn dược liệu đang dần trở nên quý hiếm ở Việt Nam.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-27
Chuyên mục
BÀI BÁO