Tác dụng ức chế sản sinh NO in vitro của hai hợp chất kaempferol glycosid phân lập từ phần trên mặt đất của cây bồ giác (Psychotria asiatica L.)

  • Bùi Duy Tình
  • Hồ Cảnh Hậu
  • Nguyễn Tuấn Quang
  • Nguyễn Xuân Nhiệm
  • Hoàng Việt Dũng

Tóm tắt

Cây bồ giác có tên khoa học là Psychotria asiatica L. còn được gọi là cây lấu, lấu đỏ, bồ chát, bầu giác... Theo kinh nghiệm dân gian, cây được nhân dân sử dụng để chữa bệnh viêm amidan, viêm họng, kiết lỵ, sốt, đau nhức xương khớp... Tham khảo tài liệu cho thấy số lượng những công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây bồ giác còn khá hạn chế. Nội dung của bài báo này góp phần cung cấp thêm thông tin về hai hợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của cây bồ giác và tác dụng ức chế sản sinh NO in vitro của chúng.

Nguyên liệu

Mẫu cây bồ giác được thu hái tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội vào tháng 02/2017 và được giám định tên khoa học.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất và phân lập: Chiết bằng ethanol 96% theo phương pháp ngấm kiệt. Phân tách các chất bằng sắc ký cột.

- Đánh giá hoạt tính ức chế sản sinh NO in vitro.

Kết quả

Đã phân lập được 2 hợp chất là kaempferol 3-O-(2,6-di- α-L-rhamnopyranosyl)- β-D-galactopyranosid và kaempferol 3-O-β-D-apiofuranosyl-(1→2)-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)]-β-D-galactopyranosid từ phân đoạn cắn nước của phần trên mặt đất của cây bồ giác. Đây là lần đầu tiên phân lập được 2 hợp chất này từ chi Psychotria. Hợp chất BG2 có hoạt tính ức chế sản sinh NO in vitro mạnh hơn hoạt tính này của chất đối chứng dương Cardamonin với giá trị IC50 của 2 chất lần lượt là 1,55 µM và 2,12 µM.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-27
Chuyên mục
BÀI BÁO