Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.)

  • Nguyễn Thị Hoài
  • Trần Thị Thùy Linh

Tóm tắt

Tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.) trong dân gian có nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc, như rễ cây được dùng để gây nôn và trị ho, mủ cây được dùng để chữa vết thương do rắn rết cắn. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư đã cho thấytốc thằng cáng cho tác dụng ức chế 5/6 dòng tế bào ung thư thử nghiệm bao gồm các dòng tế bào LU-1 (ung thư phổi người), Hep G2 (ung thư gan người), KB (ung thư biểu mô), SW-480 (ung thư ruột kết) và MKN7 (ung thư dạ dày) với các giá trị IC50 lần lượt là: 14,24; 11,78; 17,47; 16,67 và 4,03 µg/ml. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào công bố chi tiết về hình thái thực vật và đặc điểmgiải phẫu của loài tốc thằng cáng. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, đặc điểm giải phẫu và vi học của cây tốc thằng cáng nhằm góp phần cung cấp các thông tin khoa học về thực vật học, hỗ trợ cho công tác tiêu chuẩn hóa dược liệu.

Nguyên liệu

Phần trên mặt đất của cây tốc thằng cáng được thu hái tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vào tháng 06 năm 2014. Tên khoa học được xác định là Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC., họ Trúc đào -Apocynaceae.

Phương  pháp nghiên cứu

- Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật.

- Nghiên cứu các đặc điểm vi học: Cấu tạo giải phẫu và đặc điểm bột dược liệu.

Kết quả

Đã xác định được tên khoa học của loài nghiên cứu là Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae. Đây cũng là công bố đầu tiên mô tả chi tiết đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả và hạt, đặc điểm giải phẫu thân cành, lá và đặc điểm vi học của bột thân cành và lá của cây tốc thằng cáng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-04-01
Chuyên mục
BÀI BÁO